Bộ đan kinh nổi tiếng của trung quốc


Đại Thành Tiệp Yếu là bộ đan kinh nổi tiếng của trung quốc ,mật truyền từ thời thanh đến thế kỉ thứ 20 thì được cung thái thanh phổ truyền ra ngoài .Cuốn sách tập hợp khẩu quyết thiên cơ của nhiều tổ ,lúc dịch hán việt phicanh thấy nhiều đề tài mà các đan kinh khác ít thấy ,lại là một cuốn sách có lí luận làm nền cho nghiên cứu đạo gia sau này của trung hoa .
Chỉ có 33 trang chữ hán và hán việt
53 trang nhưng lại có đến hơn 90 mục nói rõ từng phần ,mục lục ở dưới thể hiện 
đệ nhất biên
1.
tập cổ đan kinh mục lục biện ngôn
2.
đạo giáo nguyên lưu phổ
3.
tính mệnh song tu cương lĩnh điều mục tâm ấn khẩu quyết bí chỉ linh văn
4.
phản hoàn chứng nghiệm thuyết
5.
đạo thân chứng nghiệm thuyết
6.
quan khiếu bí quyết

đệ nhị biên
1.
thiên nguyên đại đan nhị thập tứ tiết khẩu quyết thiên ky mục lục
2.
bách nhật trúc cơ (sơ tiết luyện tinh hóa khí công phu ,danh viết tiểu thành trúc cơ )
3.
tối sơ hoàn hư triết tàng khí huyệt
4.
tuyệt thực tinh huân hương lạt
5.
thu tâm luyện kỷ khẩu quyết
6.
hồi quang phản chiếu thiên ky
7.
văn vũ phong hỏa diệu dụng
8.
thần triết khí hải
9.
động tĩnh vô thiên
10.
vũ hỏa diệu dụng
11.
văn hỏa diệu dụng
12.
chủng thải luyện dưỡng điều ngoại dược thiên ky
13.
thải dược thiên ky khẩu quyết
14.
luyện dược thiên ky khẩu quyết
15.
văn hỏa ôn dưỡng khẩu quyết
16.
thanh trọc dụng hỏa khẩu quyết
17.
luyện âm tinh dĩ phân tiên hậu thiên khẩu quyết
18.
văn vũ thải thủ phanh luyện diệu dụng
19.
văn hỏa mộc dục khẩu quyết
20.
vũ hỏa khinh trọng thải dược chi nguy
21.
vũ hỏa đoán luyện
22.
văn hỏa tịch chiếu
23.
mộng mị tẩu đan
24.

huyền quan khiếu khai
25.

sản chân chủng bất lão bất nộn thiên ky
26.

sản chân chủng thứ đệ thiên ky
27.

thải chân chủng thiên ky khẩu quyết
28.

phong cố khẩu quyết thiên ky
29.

mão dậu mộc dục thiên ky khẩu quyết
30.

dương hỏa âm phù khẩu quyết thiên ky
31.

thải tiểu dược thiên ky khẩu quyết
32.

nguyên thần lĩnh nguyên khí thăng hàng khẩu quyết
33.

chân ý tán loạn nguy hiểm tường thuyết
34.

luyện dược khí đãng khí trệ chi nguy hiểm
35.

chu thiên văn vũ chi diệu dụng
36.

tiểu chu thiên độ sổ thiên ky khẩu quyết
37.

chân dương phát sanh thiên ky
38.

dương quang tam hiện thiên ky
39.

thần khí quy căn khẩu quyết
40.

chỉ hỏa khẩu quyết
41.

thải đại dược thiên ky chân quyết
42.

lục căn bất lậu thiên ky khẩu quyết
43.

lục căn chấn động thiên ky
44.

đại dược sản sanh thiên ky chân quyết
45.

tẩu đan kì lộ thiên ky
46.

nguy hiểm tường thuyết khẩu quyết
47.

đại dược quá quan thiên ky diệu quyết
48.

thất nhật hỗn độn thiên ky
49.

quá quan bất chân nguy hiểm thiên ky
50.

cam lộ hạ hàng dụng hỏa thiên ky nguy hiểm
51.

đại dược đáo đính thật nghiệm thiên ky
52.

tâm ấn kinh li hồi phong hỗn hợp công linh
53.

thai tức kinh chú
54.

thai tức minh
55.

tặng kiếm tiên nhị thủ
56.

thập nguyệt dưỡng thai (thứ tiết luyện khí hóa thần công phu ,danh viết trung thành dưỡng thai )
57.

an thần tổ khiếu dụng khí khẩu quyết
58.

triết tàng thất nhật âm kiêu phục sanh thiên ky
59.

kim dịch hoàn đan thiên ky khẩu quyết
60.

ngọc dịch hoàn đan thiên ky □quyết
61.

mão dậu chu thiên khẩu quyết
62.

nhật nguyệt hợp bích thiên ky □quyết
63.

chân hỏa luyện hình thiên ky
64.

châu lạc hoàng đình thiên ky
65.

quy căn phục mệnh
66.

hô hấp chập tàng đại chu thiên
67.

ma cảnh nguy hiểm tường thuyết
68.

tà thủy triều sanh nguy hiểm thiên ky
69.

tà hỏa triều sanh nguy hiểm thiên ky
70.

thần câu lục thông
71.

chân không luyện hình thiên ky
72.

tam bộ nhập cảnh nguy hiểm tường thuyết
73.

thuần dương tổ khí trợ thai thiên ky
74.

tuyệt cốc định tuệ thiên ky
75.

ngũ khí triêu nguyên thiên ky
76.

thứ thiên địa chánh khí thiên ky
77.

tam bảo hiện tượng thiên ky
78.

xích xà thấu quan thiên ky
79.

xích xà quy thân thiên ky
80.

lôi thần giam đàn thiên ky
81.

hỏa phần thiện tọa nguy hiểm tường thuyết
82.

chiến nội ngoại âm ma thiên ky
83.

xuân thủy triều sanh thiên ky khẩu quyết
84.

thiên hoa loạn trụy chỉ hỏa thiên ky khẩu quyết
85.

siêu thoát thượng điền nguy hiểm
86.

dương thần thiên quá trọng lâu thiên ky khẩu quyết
87.

điều thần xuất xác thiên ky khẩu quyết
88.

khai thiên môn khẩu quyết
89.

thân ngoại hữu thân thu kim quang thiên khẩu quyết
90.

tụ kim quang bố ngũ nha linh khí thiên ky khẩu quyết
91.

điều dương thần xuất nhập thiên ky khẩu quyết
92.

tứ tiết hỏa hậu
93.

tam niên nhũ bộ (tam tiết luyện thần hoàn hư công phu ,danh viết thượng thành nhũ bộ )
94.

hoàn hư diện bích (luyện hư hợp đạo cửu niên công phu ,danh viết diện bích đại thành )
95.

thụy công bí quyết
96.

triết long bí quyết

đệ tam biên

1.

khôn nguyên kinh
2.

nữ công giản tiện pháp

Luyện kỷ trúc cơ

Luyện mình, xây nền”. “Luyện kỷ trúc cơ” chỉ là một lý, trúc cơ không nằm ngoài luyện kỷ, luyện kỳ tức ở trong trúc cơ. Luyện kỷ để nói về dụng công, trúc cơ để nói về cố khí. “Kỷ” tức là tư dục, là :hữu ngã” (cái tôi, cái ta). “Cơ” là thực địa, là căn bản. Người ta không thể thành đạo là bởi cái tôi ( hữu ngã, hữu kỷ) kiên cố. Một khi có cái tôi, tư tâm tràn đầy thì không thể đứng vững ở trên thực địa, thiên ma bách chướng che lấp linh quật, bước bước âm trệ, việc việc hồ đồ, lục tặc nảy sinh, thất tình cố kết, đánh mất lương tâm, tổn thương chân tính, bản mệnh dao động, thần khí hôn trọc, không thể tiến nghiệp tu đức. Tổ sư dạy người trước hết phải luyện kỷ trúc cơ, là muốn người ta đứng vững trên thực địa, hạ công phu từ thấp lên cao, từ nông đến sâu, tuần tự tiệm tiến, cần phải rèn luyện để đầy lùi âm khí trong ngoài, công phu luyện kỷ trúc cơ là không thể thiếu được .
Chú: Luyện kỷ chia làm hai bậc:
1.   hậu thiên luyện kỷ: là việc của bậc trung, hạ đức cần thi hành để cầu chân sư. Phải  lấy đức hạnh làm đầu, thi hành việc của người quân tử, vì nước vì dân quên mình mà làm lợi ích cho thiên hạ ắt sẽ cảm động trời xanh, quỷ thần kính phục. Sau đó lại giác ngộ lý vô thường mong cầu đại đạo ắt sẽ gặp chân sư độ dẫn. Xưa nay những bậc liệt sỹ hiền tài trong thiên hạ một khi giác ngộ vô thường thì thành đạo rất nhanh. Vì lẽ đó Tổ sư nói: Nho ,Phật , Đạo vốn là một. Xem như trên có thể thấy hậu thiên luyện kỷ chẳng phải là việc nhất thời , chẳng những là việc một đời mà còn là việc của muôn đời. Kẻ tu chân cần lấy luyện kỷ là việc của quá khứ, hiện tại, tương lai chẳng thể ngưng nghỉ. Nếu chẳng luyện kỷ mà ngẫu nhiên gặp chân sư thì cũng không mong gì đắc quyết tu chân được , phần lớn trở thành kẻ hồ đồ nơi cửa đạo mà sa vào bàng môn tiểu thuật vậy .
2.   Tiên thiên luyện kỷ: Là việc của bậc thượng đức đã đắc chân quyết. Chỉ là khai thông âm khí trong thân, không quá mười ngày thì có thể hoàn tất. Nếu nê hoàn chưa thông thì tính mệnh tuy đã được mà  không thể giao nhau, nếu hùynh đình còn âm khí thì tính mệnh khó hoà tan vào nhau, cuối cùng không thể đắc kim dịch hoàn đan được

Nguồn gốc khí công của các giáo phái
 

        Trước thời Ðông Hán (58 A.D) bộ môn khí công được chia làm hai loại và phương pháp luyện tập hầu như chưa nhuốm màu sắc tôn giáo như vào những thời đại sau này.  Một loại được các môn đồ của Lão giáo và Khổng giáo thường xuyên luyện tập nhằm mục đích dưỡng sinh, bảo tồn sức khỏe; loại khác được sử dụng bởi Y-gia trong việc điều trị dưới những hình thức như châm, cứu, án, ma, kết hợp với nhiều động tác để điều chỉnh, quân bình khí huyết hoặc để chữa trị bệnh tật.  Sau này khi Phật-giáo được du nhập vào Trung-quốc, một số những kỹ thuật khí công từng được luyện tập bên Ấn Ðộ cũng bắt đầu được lưu truyền tại Trung-hoa.  Ðặc biệt vì vua chúa Hán triều đa số là những Phật tử thuần thành, nên Phật-giáo nghiễm nhiên trở thành một tôn giáo chính, nhờ thế nên các chư tăng đã có cơ hội học  hỏi một số phương pháp luyện tâm, định thần.  Tuy nhiên vì trở ngại về giao thông và truyền thống nên họ đã không thu thập được toàn bộ các phương pháp nói trên.
           Hơn nữa, trong khoảng gần năm thế kỷ Phật-giáo được phổ biến ở Trung-quốc, chỉ có hai vị cao tăng của Phật-giáo Ấn Ðộ được mời sang thuyết giảng về Phật học.  Theo sử sách, vị thứ nhất là Pao Jaco (Mỹ-Lệ Phật) và vị thứ nhì là Bồ-Ðề Ðạt-Ma.  Tình trạng này đưa đến hậu quả là các tăng ni Trung-quốc hoàn toàn học hỏi, nghiên cứu triết học, giáo lý Phật-giáo qua kinh điển, chứ không được trực tiếp truyền thụ bởi những bậc thầy uyên thâm về kiến thức cũng như về kinh nghiệm tu tập.  Nên từ đó những cách thức tu luyện của các giáo sĩ Phật-giáo Trung-quốc đã hoàn toàn khác biệt với giáo sĩ Phật-giáo Ấn-Ðộ.  Họ quan niệm rằng phần tâm linh là chính, xác thân là phụ, nên chỉ chú trọng vào việc tôi luyện tinh thần, mà sao lãng phần thể xác.  Thêm vào đó, vì chế độ dinh dưỡng thiếu quân bình nên đa số các sư sãi Trung-hoa thời bấy giờ nếu không bệnh hoạn thì cũng yếu kém về thể lực.  Tình trạng bi đát này tiếp tục kéo dài mãi cho đến khi Ðạt-Ma sư tổ đặt chân lên đất Trung-hoa vào năm 527 A.D.

dưới triều nhà Lương.
        Ðạt-Ma sư tổ ra đời vào khoảng 483 A.D., Ngài nguyên là hoàng tử của một tiểu quốc thuộc miền nam Ấn-Ðộ, sau thoát tục trở thành tăng sĩ thuộc hệ phái Mahayana, thường được xem là một vị Bồ-Tát chuyên cứu độ chúng sanh.  Theo sự thỉnh cầu của Lương Ðế, năm 527 Ngài đến Trung-hoa để thuyết pháp.  Về sau khi thấy nhà vua và triều đình không đồng ý với những tư tưởng Ngài truyền bá, Ngài đã lui về ẩn thân ở Thiếu-Lâm tự.  Tại đây, nhận thấy đa số chư tăng đều ốm yếu và bệnh hoạn, Ngài đã trao tặng họ hai bộ Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công, là những phương pháp tu luyện khả dĩ giúp họ thăng tiến trên đường tu tập.  Dịch-Cân kinh hướng dẫn các sư tăng làm cách nào để gia tăng thể lực, thay đổi bản chất từ yếu đuối suy nhược đến chỗ tráng kiện.  Phương pháp này đã giúp học sau một thời gian luyện tập không những sức khỏe được hồi phục, còn tăng cường thể lực.  Hơn nữa khi phối hợp những kỹ thuật của Dịch-Cân kinh với võ thuật, những chiêu thức cũ bỗng trở nên vô cùng dũng mãnh và lợi hại.  Riêng môn Tẩy-Tủy công là một phương pháp "rửa" sạch chất tủy, gia tăng số lượng hồng huyết cầu, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, đồng thời trì hoãn lại sự già nua của các tế bào, nhưng quan trọng nhất là những ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, giúp họ trong việc an định tinh thần, là phần tối quan trọng trong tiến trình tu tập để đạt đến sự giác ngộ.  Vì những môn công phu này rất cao về phần lý thuyết và khó luyện tập, nên mỗi thế hệ sư tăng chỉ có một số ít cao đồ được bí mật truyền dạy và thành đạt.
        Cũng vào thời gian này, một tôn giáo khác được khai sinh lấy danh xưng là Ðạo-giáo.  Người khai sáng ra tôn giáo này là Học-sĩ Trương Ðạo Lăng.  Ông học được phép trường sinh bất lão, vào đất Thục ngụ ở núi Hạc-Minh soạn ra bộ Ðạo thư gồm 24 chương và chuyên làm bùa để trị bệnh.  Ông đã kết hợp nền triết học cổ truyền của Lão giáo với giáo lý Phật-giáo như những thuyết về kiếp số, những luật khai độ để lập thành Ðạo-giáo.  Chúng ta cũng đừng quên rằng:  trước khi Ðạo-giáo ra đời, các học sĩ Lão-giáo đã xuất hiện từ nhiều thế kỷ về trước, vì thế phương thuật thiền định khí công của họ đã đạt đến trình độ thượng thừa, nên dù sau này khi Phật-giáo đã được dung hòa với Ðạo-giáo, chỉ có một số ít những phương pháp tập luyện được biến cải.  Còn về mặt thể lực, vì đồng quan điểm với Phật-gia, nên Ðạo-gia cũng không mấy quan tâm và chú trọng.
        Vào giai đoạn này, sự liên hệ giữa hai giáo phái trở nên rất mật thiết, nên sau khi Ðạt-Ma sư tổ qua đời, Ðạo-gia dần dà cũng nắm được những bí kiếp luyện khí công của Phật-gia.  Chỉ vài trăm năm sau, môn Dịch-Cân Kinh hầu như đã được truyền bá rất rộng rãi trong giới Ðạo-gia.  Ðến đời nhà Tống (960 A.D.), Thái Cực quyền, một môn nội đan khí công chú trọng đến việc luyện khí được sáng tác bởi Ðạo-sĩ Trương-Tam-Phong trên núi Võ Ðang, đã biến địa danh này trở thành trung tâm điểm của Ðạo-giáo và phái Nội-Ðan khí công.  Trong khi đó Thiếu-Lâm tự thường được coi là nơi có nhiều thẩm quyền hơn về môn Ngoại-Ðan khí công.
        Riêng về môn Tẩy-Tủy công tưởng đã bị thất truyền, cơ may xảy ra dưới thời nhà Thanh (1644-1912 A.D.) khi cả Phật-gia lẫn Ðạo-gia đều góp phần vào công cuộc lật đổ triều đại này.  Ðể đàn áp và trả thù, rất nhiều đạo sĩ, tu sĩ đã bị bắt bớ, tù đầy, giam cầm, khủng bố và sát hại; số lượng chùa chiền, lăng tự bị quan quân nhà Thanh đốt phá cũng không ít (điển hình là trường hợp chùa Thiếu-Lâmm, núi La-Phù).  Một số Ðạo-sĩ, cao tăng may mắn đào thoát được, và để tiếp tục kháng chiến họ bắt đầu truyền dạy những tuyệt kỹ của môn Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cho dân gian. 

Nhờ vậy cả hai bí kiếp này vẫn còn được lưu truyền cho đến ngày nay.

         Ðạo-Gia Khí Công

        Cùng quan niệm như Phật-gia, Ðạo-gia tin rằng căn nguyên của những phiền não thế tục là do thất tình, lục dục mang đến.  Muốn chế ngự được những cảm xúc này chúng ta phải tu tập và tôi luyện để thần khí đạt đến được trạng thái an định, độc lập.  Từ đó không những giác ngộ, trường sinh bất lão còn có thể làm chủ được định mệnh của mình sau khi lìa thế.  Tiến trình luyện tập của Ðạo-gia được chia làm 3 giai đoạn như sau:
        1)  Luyện tinh hóa khí:
        Giai đoạn này liên quan đến việc gia tăng và kết tụ nguyên tinh (original essence).  Sau đó chuyển hóa tinh thành khí bằng những phương pháp thiền định hay những kỹ thuật nội công theo đúng một chu kỳ là 100 ngày.
        2)  Luyện khí hóa thần:
        Sau một thời gian luyện tập, chúng ta sẽ cảm thấy một vùng hơi ấm ở dưới rốn.  Ðiều này chứng tỏ rằng khí sau khi đã được chuyển hóa từ dạng nguyên tinh ở thận, bắt đầu hội tụ ở đan điền, được gọi là khí hỏa hay Dương khí.  Từ đó khí được truyền dẫn lên vùng thượng đan điền (đầu) để nuôi não và dưỡng thần.
        3)  Luyện thần hoàn hư:
        Giai đoạn tu luyện đưa thần trở về với hư không (vô-cực).
        Dịch-Cân kinh và Tẩy-Tủy công cũng được Ðạo-gia coi là những phương pháp giúp chống lại sự già nua, kéo dài tuổi thọ.  Trong khi Dịch-Cân kinh tôi luyện phần thân xác, thì Tẩy-Tủy công giúp khí lưu chuyển trong tủy sống, giúp tủy sạch sẽ tươi nhuận.  Tủy sống là nơi sản xuất phần lớn số lượng hồng huyết và bạch huyết cầu.  Chúng có nhiệm vụ mang những dưỡng chất cần thiết cho việc nuôi dưỡng các tế bào cùng các cơ quan trong cơ thể của chúng ta, đồng thời tẩy trừ, thanh lọc các chất cặn bã và độc tố.  Khi hồng huyết cầu tươi tốt hoạt động bình thường, cơ thể chúng ta khỏe mạnh hữu hiệu trong việc chống lại bệnh tật, đình trệ sự già nua.  Vì thế đối với Ðạo-gia trên 100 tuổi vẫn chưa được coi là thọ.  Tục truyền Lão-tử thọ đến 250 tuổi.
        Nhằm mục đích tôi luyện Thân, Tâm.  Ðạo-gia đề ra 3 đường lối để luyện tập:
        1)  Kim Ðơn Ðại Ðạo:  Ðường lối này hướng dẫn cách luyện tập tự bản thân vì cho rằng chúng ta có thể đạt được sự trường sinh bất lão hay giác ngộ tự bản thể của mỗi cá nhân.
        2)  Tính Mệnh Song Tu:  Phương pháp này đòi hỏi phải có đối tượng giúp chúng ta trong việc luyện tập để quân bình khí.  Con người phần đông khí vốn đã không cân bằng.  Người thì Dương khí quá vượng, kẻ thì Âm khí quá suy.  Nếu chúng ta biết cách trao đổi khí lực với người khác, chúng ta có thể trợ giúp cho nhau để cùng thăng tiến torng việc luyện tập.  Ðối tượng có thể cùng phái tính hoặc ngược lại.
        3)  Ðạo Ngoại Dược Giáo:  Cách này chuyên dùng dược liệu để vận hành và kiểm soát khí lực trong khi luyện tập.  Những vị như sâm, nhung thường được sử dụng để bào chế phương dược.  Theo một số đông Ðạo-sĩ, dược liệu cũng có nghĩa là khí.  Có thể trao đổi hoặc tiếp nhận do đó họ chủ trương lối sống khoáng dật.
        Qua những cách thức luyện tập kể trên, sau đời nhà Tống (960-1367) Ðạo-gia lại chia làm hai phái rõ rệt:
Chính Diêu Phái:
        Phái này cực lực lên án việc luyện khí công với đối tượng cùng phái hoặc khác phái tính là trái với luân thường, đạo lý.  Họ chủ trương như Phật-gia:  phương thức dẫn dắt đến sự giác ngộ là tôi luyện chính bản thân mình.  Nếu tập luyện với người khác bất kể phái tính nào, cũng sẽ làm tâm trí mất đi nét thanh tịnh gây trở ngại cho việc tu tập.
Thái Dược Phái:
        Phái này chủ trương tu luyện cho thân xác khỏe mạnh và trường thọ để tiêu dao trên cõi trần hoàn chứ không đặt nặng phần tâm linh, nên họ lý luận rằng:  nếu kết hợp cả 3 đường lối kể trên, không những đạt được kết quả mau chóng, còn rất thực tế và hữu dụng.  Phái này còn được mệnh danh là phái "Thần Tiên Ðan Ðỉnh".
         Thai-Tức Pháp hay Tiên-Thiên Tức Pháp
       
        Con người khi còn là một bào thai trong lòng mẹ, tiếp nhận dưỡng khí và những dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển và nuôi dưỡng cơ thể từ cuống rốn (umbilical cord) qua sự chuyển động vào ra của bụng theo từng nhịp thở.  Lối hô hấp này vẫn tiếp tục từ lúc mở mắt chào đời cho đến những năm tháng đầu của tuổi thơ ấu (7,8 tuổi).  Theo dòng thời gian, qua cách ẩm thực bằng miệng, cách hít thở không khí bằng mũi, sự chuyển động của bụng từ từ giảm dần rồi ngưng hẳn, nhường chỗ cho lối hô hấp bằng phổi.  Cách thở tự nhiên này tuy đã mang lại một số lượng dưỡng khí đáng kể, cũng như tẩy trừ thán khí ra khỏi cơ thể để giúp cho các tế bào tăng trưởng, các cơ quan hoạt động bình thường, dù sao vẫn còn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng, lề lối sinh hoạt của từng cá nhân hầu có được một sức khỏe tương đối khả quan.  Nhưng cũng không kéo dài được tuổi thọ vì chúng ta chỉ sử dụng hoàn toàn khí tiên thiên mà không phát triển được khí hậu thiên hằng tiềm ẩn, chất chứa trong bản thể của mỗi người ngỏ hầu bồi dưỡng cho khí tiên thiên theo tuổi tác ngày càng hao tổn.  Chợt đến khi đứng tuổi, khí tiên thiên suy kiệt, sức đề kháng của cơ thể suy giảm, chính là lúc ngoại tà dễ dàng xâm nhập gây nên bệnh tật, nêu không kịp thời ngăn chận và chữa trị, có thể dễ dàng đi đến chỗ thương, vong.
        Riêng đối với bộ môn khí công, hơi thở là một trong những yếu tố quan trọng trong việc truyền dẫn khí lực một cách có hiệu quả.  Khi chúng ta hít vào, động tác này có liên hệ đến hành Thủy vì chúng ta nhiếp khí vào sâu trong tủy sống nơi nguồn khí lực được tồn trữ.  Ðiều này làm giảm bớt khí lực tụ ở gân và cơ bắp khiến Dương khí được điều hòa.  Ngược lại động tác thở ra liên hệ đến hành Hỏa vì chúng ta dẫn khí đến gân, cơ bắp cùng da thịt để tác động đến chúng, khiến cơ thể ở trạng thái thuần Dương.  Nếu cơ thể luôn ở trạng thái thuần Dương thì khí hỏa sẽ đốt cháy gân, cơ bắp và da thịt.  Nếu ở trạng thái thuần Âm thì hàn khí sẽ bao trùm lấy cơ thể.  Muốn quân bình Âm Dương (thủy, hỏa) chúng ta phải luyện tập để điều hòa được hơi thở.  Thai-Tức pháp hay Tiên-Thiên tức pháp của Ðạo-gia nằm trong "Lục tự đại khai tiên thiên" của chương trình Vô-cực công cao cấp không những giúp chúng ta điều hòa được Thủy Hỏa, còn là một phương pháp giúp chúng ta quay về với lối thở thời son trẻ để hồi phục lại nguồn khí tiên thiên.
        Tuy nhiên, giống như trường hợp đứa bé từ lúc sơ sinh còn nằm trong vòng tay mẹ, phải biết lật, biết ngồi, biết bò, rồi mới biết đứng, đi, chạy nhẩy.  Tiến trình hoàn nguyên cũng đòi hỏi chúng ta phải trở gót bước lần qua từng giai đoạn, cộng với nhiều công phu luyện tập, để có thể loại bỏ dần dần những tập quán từ lâu đã được lý trí dẫn dắt hoặc chỉ định.

Thần Khí Đạo

Lời Mở Đầu

Thời xưa, con người biết kính trời, trọng đất nên trong cách ăn ở, xử thế luôn luôn làm sao cho thuận với ý trời, hợp với lòng người. Để được đền bù, thuở ấy mùa màng tươi tốt, cây trái xinh tươi, đất đai phì nhiêu, mầu mỡ, con người sống thái hòa giữa thiên nhiên và vạn vật. Ngày nay, chỉ mới có khả năng khám phá những tài nguyên phong phú trong vũ trụ, con người tưởng mình đã có thể phát minh, sáng tạo, đôi khi còn muốn cướp quyền tạo hóa. Khi quan sát những hiện tượng như thiên tai, bão lụt, động đất, chiến tranh, hạn hán, mất mùa, môi sinh ô nhiễm, bằng con mắt thiêng liêng, chúng ta không khỏi lo lắng, quan ngại cho tương lai nhân loại. Phải chăng vì cách ăn ở của con người thời nay đã làm mất đi sự quân bình âm dương, đảo lộn trật tự vũ trụ? Hay nói theo Đạo Đức Kinh thì: càng học, càng đi xa đạo. Vì xa đạo, nên con người quên mất đi vị thế của mình trong cõi quần sinh, đánh mất đi phần nào chân tính thuần hậu vốn đã có sẵn phần thiên tính của mình (Thiên dịa dũ vạn vật đồng nhất thể). Qua bài này và loạt bài kế tiếp, nguyện vọng của người viết là muốn mượn lời và ý của người xưa, cộng với những chứng nghiệm bản thân để tái xác định vị trí của con người trong vũ trụ. Xác định lại vị trí con người đối với thiên nhiên và vạn vật: Con người vốn là sinh vật cao quý, một gạch nối giữa Trời và Đất có khả năng vươn lên tận trời cao để thông linh với thần linh.

Thần Khí Là Gì?

Thần Khí còn gọi là Nguyên Thần hay Vô Thức tiên thiên, do cha mẹ truyền cho, một trạng thái tinh thần tiềm ẩn, trong sáng, biểu hiệu cho sự tồn tại cao cả và thiêng liêng nhất của con người. Nguyên Thần trong nhiều kinh sách còn được gọi là Nguyên Tính. Đổng Trọng Thư đời Tây Hán xem Nguyên là cái gì nguyên thủy nhất trong vũ trụ. Trong"Xuân Thu Phồn Lộ" Đổng Trọng Thư trình bày rõ về tầm quan trọng của Nguyên Khí, ông viết:"Nguyên tức là nguồn.. vì thế Nguyên là gốc của Vạn Vật". Thần Khí hay Nguyên Thần vốn không phải là hoạt động tư duy, hoạt động ý niệm, mà nó thể hiện như trạng thái thơ ngây của trẻ thơ, song lại rất linh hoạt và có cảm giác rõ ràng. Trong Thai Tức kinh, Ảo Chân tiên sinh chú thích: Thai kết thông qua phục khí, khí đã kết, thai sẽ sinh thai tức, khí tự nhiên sẽ đi vào cơ thể. Khí đi vào cơ thể là sống, thần rời khỏi hình là chết. Hiểu rõ về thần khí có thể trường sinh, hãy giữ ở trạng thái hư vô để dưỡng thần khí. Thần hoạt động, khí sẽ hoạt động theo, thần ngừng, khí cũng sẽ ngừng. Nếu muốn trường sinh, thần khí phải hòa hợp, không tách rời nhau.. Vì thế Đạo gia coi Thần là Thái cực nơi cơ thể con người. Thần chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương mà ta thường gọi là thần khí, thần sắc. Nên thần mất thì mạng tuyệt, vì các tạng có nhiệm vụ: can tàng hồn, tâm tàng thần, thận tàng tinh, phế tàng phách và tỳ tàng trí, ý. Như the,á thần luân chuyển hoạt động, biến hóa khôn cùng, không có nhân sinh nào mà không có thần ngự trị.

Tinh Khí Thần

Theo quan niệm của Đạo gia, con người là một tiểu vũ trụ. Vì thế khi Trời có tam bảo là: nhật, nguyệt, tinh tú. Đất có nước, lửa, gió. Thì người cũng có ba phần chính la:ø tinh, khí, thần. Trời có tam bảo nên hóa sinh ra vạn vật, nuôi dưỡng muôn loài, luân chuyển càn khôn. Đất có tam bảo khiến cho mưa thuận, gió hòa, cỏ cây tươi tốt, thời tiết có bốn mùa rõ rệt. Người có tam bảo nên nuôi dưỡng được thân thể, thần trí thông minh, sáng láng.

Tinh: là chất dinh dưỡng hấp thụ từ thực phẩm sau khi được chuyển hóa cấu tạo nên cơ thể và dinh dưỡng cơ thể. Những gì đem lại sự sống gọi là tinh. Tinh do thận tiết ra, mà thận là chủ của thủy nhận lấy những tinh hoa của ngũ tạng, lục phủ mà tàng trữ, cho nên ngũ tạng hưng phấn thì tinh sung mãn.

Khí: Là chất nhỏ bé khó nhìn bằng mắt thường như tinh khí của đồ ăn thức uống vận hành trong cơ thể. Khí là sức hoạt động của nội tạng như khí lục phủ, khí ngũ tạng. Như vậy khí bao gồm cả hai loại trên. Theo Đạo học thì khí trời hít thở vào phổi và khí hóa sinh trong đồ ăn thức uống đều gọi là khí hậu thiên. Còn khí chứa ở thận gọi là khí tiên thiên, vì nó bao gồm khí nguyên âm (thận âm) và khí nguyên dương (thận dương) hấp thụ ở tiên thiên, nên còn gọi là nguyên khí. Hai khí tiên thiên và hậu thiên bao trùm bốn thứ: nguyên khí, tôn khí, dinh khí và vệ khí.

Thần: Thần là thái cực, là cửa huyền bí của đại não nơi cơ thể con người. Thần chủ đạo việc phối hợp khí hóa âm dương. Trong quyển Tiên Học Tự Điển, nơi câu Thân, Tâm, Ý Tam Bảo sách viết rằng: Tinh thì sinh ở Thận, Khí thì tàng ở Tâm, Thần thì ẩn trong Ý. Thân mà bất động thì Tinh hóa, Tâm mà bất động thì Khí hóa, Ý mà bất động thì Thần hóa.

Đôi khi Tinh, Khí, Thần còn được gọi bằng những danh từ khác như là Thân, Tâm, Ý.

Riêng khi bàn về Tâm, Bảo Thiên kinh của Phật giáo Đại Thừa có nhận xét như sau: Vạn pháp khởi từ Tâm. Hiểu được Tâm thì hiểu được vạn sự. Tâm có thể bốc như lửa, đốt cháy rừng núi. Tâm có thể dâng cao như thủy triều, lôi cuốn mọi vật theo giòng nước lũ. Bồ tát là những vị đã thông hiểu vạn sự phải cảnh giác, luôn luôn đề phòng những phát động bất ngờ của Tâm để khỏi bị nó sai khiến và ngược lại, phải thường xuyên chế ngự Tâm. Hễ chế ngự được Tâm thì chế ngự được vạn sự..... Đối với bồ tát là những vị đã thông hiểu đuộc vạn sự mà còn phải thường xuyên đề cao cảnh giác trước những phát động bất ngờ của Tâm, thì đối với chúng ta, những người bình thường còn đang trên đường tu tập thì chế ngự Tâm là điều thật nan giải, đòi hỏi nhiều công năng luyện tập. Trong tinh thần trên, chúng tôi xin được trình bàyThần Khí Đạo như một phương pháp để giúp hành giả luyện tập hầu khắc chế những biến động của Tâm theo quan niệm thủ Khảm điền Ly (điều hòa thủy hỏa) của Đạo gia.

Pháp Thủ Khảm Điền Ly

Phương pháp này là pháp điều hòa phần thực của mối quan hệ Tâm-Thận trong nội tạng khi mối quan hệ này gây ra các hiện tượng tương tranh về nhiệt làm cho trên nóng dưới lạnh, hay ngược lại dưới nóng trên lạnh.

Thông thường những việc xảy ra bên ngoài làm ta tổn Tinh, hao Khí, động Tâm, thương Thần đều cò thể tượng trưng bằng quẻ Ly (Lửa, Bám Víu, 30 Bát Thuần Ly), bởi vì dùng thất khiếu để nói, nghe, nhìn, động thuộc tính chất quẻ Ly. Không dùng thất khiếu, không dựa vào những sự vật bên ngoài mà hướng nội là thuộc tính chất quẻ Khảm (Nước, Nguy Hiểm, 29 Bát Thuần Khảm). Hào âm ở giữa quẻ Ly tượng trưng cho hiện tượng tâm trí theo đuổi màu sắc và âm thanh, còn hào Dương ở giữa quẻ Khảm tượng trưng cho hiện tượng bớt nghe, ít nhìn. Nói rộng ra, các quẻ Khảm Ly là Âm Dương, Âm Dương là Tính Mệnh, Tính Mệnh là Thân Tâm, Thân Tâm là Thần Khí, chỉ cần thu hồi Tinh Thần, làm cho Tinh Thần không biến đổi tùy theo sự biến đổi của hoàn cảnh và sự vật bên ngoài, nghĩa là khi Khảm Ly thực sự giao hòa, Thần Khí tương hợp sẽ đạt đến sự an nhiên tự tại.

Nếu luận theo Ngũ Hành, Tâm thuộc Hỏa, Thận thuộc Thủy. Khi tâm trí bị âm thanh và sắc tướng chi phối, lý trí bị lu mờ, chúng ta phản ứng theo tình cảm hoàn toàn do Tâm chi phối. Nhưng khi biết cách điều tức, ta sẽ dùng Thận Thủy để điều chế Tâm Hỏa . Hãy lấy một thí dụ như sau để chúng ta thấy được sự ứng dụng của pháp Thủ Khảm Điền Ly:

Ta lật ngửa hai lòng bàn tay, một tay thì gồng cứng, một tay thả lỏng, buông lơi, mềm mại (nói lên lòng khiêm cung, từ tốn, đơn sơ, điềm tĩnh và quả cảm). Rồi nhờ một người dùng hết sức đè lên bàn tay gồng cứng. Theo phản ứng tự nhiên, khi bị áp chế hay khiêu khích, chúng ta cưỡng chống lại bằng cách dùng sức đẩy ngược bàn tay người đè để thoát khỏi sự kềm chế của đối tượng. Nhưng khi càng kình chống, chúng ta lại càng thấy sức nặng của đối phương tăng dần. Có thể bằng một thủ pháp nào đó, chúng ta sẽ thoát được vòng kềm tỏa của đối phương, nhưng cũng hao tổn nhiều khí lực. Cũng một bàn tay lật ngửa như vậy, nhưng khi cảm thấy sức nặng đè lên tay, ta nhờ một người khác nhỏ xuống một giọt nước, khi giọt nước chạm vào lòng tay thì ta thở hắt ra một hơi (phình bụng hít vào, xẹp bụng thở ra cho hết thán khí). Sức nặng đè nén sẽ biến mất và bàn tay đang bị kềm tỏa vuột thoát một cách nhẹ nhàng, thoải mái.

Kinh nghiệm cho chúng ta thấy rằng: khi tâm trí chủ động chúng ta phản ứng một cách có ý thức, có tính toán và sự tính toán này đôi khi không đưa lại kết quả mong muốn. Nhưng khi phó thác cho thần khí cai quản thân tâm mình, thì chúng ta lại rất bình tĩnh, sáng suốt thoát được nhiều hiểm nguy. Trở lại vấn đề Thủy Hỏa, khi bị dồn nén, Tâm (Hỏa) của chúng ta bốc như lửa, nhờ hơi thở hắt ra hay nhờ tác dụng mát lạnh của giọt nước (cả hai đều là Thủy) Tâm chúng ta sẽ trở nên tĩnh lặng, an hòa. Đây chính là chỗ ảo diệu của Thân Tâm hợp nhất.

Kết

Con người nếu diệt được Tâm Thức thì Thần khí sẽ sống: điều này trái với lẽ thường. Người bình thường chỉ biết sống thuận theo năm tháng, không hề biết rằng trong sinh có tử, trong hợp có tan. Song người theo Đạo gia sống theo Đạo pháp tự nhiên, đói ăn, khát uống, nên quay ngược từ chết trở về, như thế mới gọi là vào tử tìm sinh, phản bổn quy nguyên.

Hạt giống gieo xuống đất phải bị hư rữa, mục nát đi thì mầm non mới đâm chồi nẩy lộc. Tiểu ngã có chết đi, thì Đại ngã mới triển dương được. Và khi Đại ngã triển dương thì Nguyên Thần sống, có nghĩa Nguyên Thần hòa đồng với Tâm Vũ Trụ (Đạo), đưa thần thức con người đến gần với tạo hóa để từ đó con người được sống đại hòa với thiên nhiên vạn vật.

Huyền Quang Tử

Người học đạo khi đã được cách tu tập, không thể một người âm thầm dụng pháp luyện đan mà phải trước tìm kiếm hộ pháp nội ngoại để liễu đại sự. Nếu không có nội ngoại giám hộ thì đạo kia khó thành. Như Tổ Trùng Dương dùng Lý Linh Dương, Hoà Ngọc Thiềm làm nội hộ, Mã Đơn Dương làm ngoại hộ; Tổ Tử Dương dùng Lưu Thủ Ích, Bạch Long Đạo nhân làm nội hộ, Lục Công Cập, Mã Xử hậu làm ngoại hộ, vv…Trong sách sử ghi cụ thể, đây không thể nê ra hết. Xao Hào Ca ghi: “ Tầm liệt sĩ, kiếm hiền tài, cùng an lô đỉnh hoá phàm thai”. Thiên Lai Tử nói: “Học đại đạo cần kẻ tri âm, đi khắp chân trời không chỗ tìm”.
Chú: Hộ pháp có hai loại là ngoại hộ pháp và nội hộ pháp
Ngoại hộ pháp là liệt sĩ, hiền tài, bạn đạo tương trợ trong những giai đoạn tu hành khó khăn, đa phần địa tiên cần dùng đến ngoại hộ pháp để bảo vệ bên ngoài .
Nội hộ pháp là quỷ thần do bậc thiên tiên điểm hoá quy phục chính đạo mà trở lại làm thần hộ pháp. Nguyên nhân tại sao mà thiên tiên có thần hộ pháp? đều do khi tu luyện đến giai đoạn khai thông kỳ kinh bát mạch, dùng chí dương chân hoả điểm hoá toàn bộ âm khí trong thân, giống như bậc thiên tiên đem chân hoả ban tặng cho âm khí, chúng liền thọ nhận khí chí dương chân hoả này rời khỏi thân ta mà theo luật nhân quả hoá thành thần hộ pháp, năng hộ trì chính pháp, trừ diệt những kẻ bàng môn tả đạo ngấm ngầm mưu hại. Tương truyền Lữ Tổ có thanh kiếm trừ yêu hàng ma chính là nội hộ pháp, lại như Tây Du kể những vị thiên tiên đều cưỡi voi, sư tử, gấu làm thần vật, sức mạnh của chúng rất khó lường, Tề Thiên Đại Thánh gặp chúng cũng chưa chắc là đối thủ huống gì bàng môn phàm phu tại thế gian. Việc này các vị Thiên tiên thường dấu kỹ chẳng nói ra nhưng nay tôi đặc biệt tiết lộ, mong các anh nên biết giữ phận mà cẩn trọng, thực Thiên tiên chẳng chấp các anh nhưng hộ pháp thì không chắc là thế .


 

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Thư Viện 1      4   5