Cao Ðài Giáo Lý Ðại Cương
CHƯƠNG THỨ NHỨT
Danh từ thường dùng

Vấn số 1 : Giáo-lý là gì ?
Ðáp: Giáo : Giáo nơi đây có nghĩa là dạy
Lý là Ðạo Lý, là chân lý Ðạo, là lẽ thật của Ðạo.
Vấn số 2 : Xin giải thích về chữ Ðạo.
Ðáp : Xưa nay kinh sách giải về chữ Ðạo rất nhiều. Nơi đây chúng tôi gom lại ý-nghĩa chứa đựng trong các Thánh-giáo
Cao -Ðài để giải thích chữ Ðạo. Ðạo là danh từ do đức Lão Tử gượng đặt, để chỉ cái khoảng trống không mênh-mông vô cùng, vô tận , vô tướng có trước khi tạo Thiên lập Ðia. không gian ấy được gọi tên là VÔ-CỰC. Trong vô cực ấy lại có một Nguyên lý Thiên nhiên tuyệt diệu, tuyệt huyền , rồi lại có thêm cái Nguyên Khí tự nhiên nữa.
 Lý với Khí ấy tức là ÂM với DƯƠNG .
Trong buổi hồng-nguyên thời đại Lý Khí ấy lại lần lần ngưng kết với nhau mà đông tụ lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một Khối Ðại LINH QUANG rất đầy đủ các sự tốt đẹp. Chừng đúng ngày giờ , khối ấy mới nổ tung ra một tiếng vang lừg dữ dội mà khoa học ngày nay gọi là BIG BANG " làm cho rung động Cả không gian , bèn có Một Ðiểm LINH QUANG từ trong tiếng nổ ấy văng ra mà lăn tròn quây quần giữa chốn không trung bắn túa hào-quang rất chiếu diệu rạng ngời, trùng-trùng điệp-diệp,

rực rỡ chói lòa khắp cả mọi nơi.
 Ấy chính là NGÔI CHÚA Tể của Càn-khôn Vũ-trụ đã biển hóa ra vậy.
Vũ trụ từ đây mới bất đầu có Ngôi Thái-cực trọn lành trọn tốt , toàn tri , toàn năng , thiên biến vạn hóa , vô tận vô cùng, nắm trọn quyền hành thống chưởng cả Càn-khôn Vũ-trụ và lấy cơ thể Âm Dương mà phân thanh biện trước, làm máy động tịnh để gom tụ cái Khí Hư Vô để hóa sanh muôn loài vạn vật. Máy âm Dương ấy cứ vần vần-xoay chuyển , không ngừng nghỉ một giờ khắc nào để dưỡng dục chúng sanh, bảo tồn Thiên Ðịa
 (Ðại-thừa Chơn-giáo trang 175). Vậy Ðạo là Hư Vô Chi-Khí.
Trước đó, lúc mới khai Ðạo năm 1926 Ðức Chí Tôn giải về Ðạo của Thầy rất giản dị như sau
Ðạo là gì ? Sao gọi là Ðạo ?
Ðạo tức là con đường để cho Thánh Tiên đọa trần do theo mà hồi cựu vị - Ðạo là đường của các nhơn phẩm do theo mà lánh khỏi luân hồi . Nếu (chẳng phải do theo Ðạo thì các bậc ấy đâu lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Ðạo nghĩa lý rất sâu xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó rồi mới học các nghĩa huyền bí khác cho đích xác đáng. ( TNHT, 1972, trg 19 ).
Chữ Ðạo trình bày ở trên là trong ý-nghía sâu xa huyền bí mà Ðức Chí Tôn giải
nghĩa sau nầy.
Vấn số 3 : Xin giải thích hai chữ CAO-ÐÀI.
Ðáp : CAO-ÐÀI là danh xưng của Ðức Chí Tôn Thượng Ðế tạm dùng để mở Ðạo tại xứ Việt-nam nhằm thời kỳ thứ Ba và từ nơi đây sẽ phóng khai ra khắp năm châu thế-giới để cứu rổi nhơn loại hầu lập đời Thượng-nguơn Thánh-đức.
CAO có nghĩa là cao tột.
Ðài có nghĩa là cái đài , cái ngôi.
Danh từ Cao-Ðài dùng tạm để chỉ cái ngôi cao tột trên không trung vô-vi (là Ðấng tối cao "Le Très Haut, L’Être suprême ( tượng trưng nơi cao ngự của đức Chí Tôn Thượng Ðế.
Vì đức Thượng Ðế , Cha chung nhơn loại là Ðấng vô hình , vô ảnh , vô danh , vô tướng , nên không thể vê hmh , tạc tượng theo một dân tộc nào trên thế giới hay lấy danh xưng,
ngôn ngữ nước nào mà đặt tên cho đúng được .
CAO -Ðài là cái đài cao ,
Vượt lên tất cả đón rào ngăn che . Quảng Ðức Chơn Tiên
Vậy danh từ Cao-Ðài nói lên sự giải thoát toàn diện không có đối thù ngăn cách nào cả.
Vấn số 6 : Ðạo Cao-Ðài còn có danh xưng là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ ,
xin vui lòng giải thích giùm.
Ðáp : Vì Ðấng Giáo-chủ sáng lập mối Ðạo là Ðức CAO Ðài nên thông thường gọi tắt là Ðạo Cao-Ðài, chớ danh xưng đầy đủ là Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Ðại Ðạo là mối Ðạo lớn. Dám gọi là lớn vì chính mình Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế mới được sử-dụng danh-từ đó, chớ không phải vị Tiên , vị Phật hay người phàm nào sử dụng , nên chúng tôi không dám luận bàn. Nó lớn vì mục-đích Ðức Chí Tôn Qui Tam Giáo , Hiệp Ngũ-chi để đưa chơn truyền của các Chánh giáo trở lại nguồn gốc là từ Thượng-Ðế , Ðại-Ðạo phát ban qua trung gian các Thiên-sứ và các Giáo-tổ thay Trời để mở Ðạo các nơi tùy thời-kỳ, tùy trình độ tiến-hóa của các dân tộc để giáo dân vi thiện cho đúng Ðạo-lý hợp với Thiên-cơ . Ðó là nguyên tắc Nhứt bổn tán vạn thù và ngày nay đã đến thời kỳ Vạn thù qui nhứt bổn nhơn loại đã tiến hóa nhờ văn-minh khoa học , nên sự phân hóa không cần thiết nữa, lại gây ra chia cách trầm trọng nghịch lẫn nhau. Nên Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế đến dùng huyền-diệu cơ-bút để mở Ðạo kêu gọi nhơn-loại hay thức tỉnh giác ngộ mà nhìn nhận là con chung của một Ðấng Tạo Hóa là THƯỢNG-Ðế để thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong tình " Huynh Ðệ Ðại- Ðồng" mà lo tu thân hành đạo để trở về hội hiệp cùng Ðại Từ-Phụ,
 sau khi làm tròn bổn phận vi nhân tại thế.
Tam Kỳ là thời kỳ thứ Ba ở thế-gian vì trước đã có mở nhiều Ðạo trong hai thời kỳ rồi.
Thời kỳ thứ nhứt, nhằm thời Thượng-cổ (Thượng-nguơn) có các Ðấng thay mặt cho Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế giáng phàm lập Ðạo :
Phật-Ðạo thì có Ðức Nhiên-Ðăng Cổ-Phật hay Phật A-DI-Ðà ở bên Ấn-Ðộ.
Tiên- Ðạo có Ðức Thái-Thượng Ðạo-Tổ ở Trung-hoa.
Thánh- Ðạo có ÐứcVăn-xương Ðế-quân ở Trung-hoa và Ðức Moi-se ở Trung-Ðông.
Nhơn Ðạo có đức Phục-hi ở Trung-hoa.
Thời kỳ thứ nhì : nhằm thời Trung-cổ (Trung-nguơn) có các Ðấng phục sinh lại là :
Phật- Ðạo có Dực Thlch-ca Mâu-ni bên ấn-độ.
Tiên-Ðạo có Ðức Lão-Tử bên Trung-hoa.
Thánh-Ðạo có Ðức Khổng-tử bên Trung-hoa và Ðức Jésus Christ bên Thái-tây.
Nay đến thời Hạ Ngươn Mạt-kiếp , nhằm thời kỳ thứ ba ,
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ ra đời do chính mình Ðức Chí Tôn Ngọc-hoàng Thượng-Ðế đến mở cơ tận độ cho nhơn loại bằng huyền-linh diệu điễn cơ-bút chớ không dùng xác phàm như trước nữa và tá danh là Ðức Cao-Ðài Tiên- Ô ng Ðại Bồ-Tát-Ma-Ha-Tát .
Trong danh xưng nầy chứa đựng ý-nglĩa hiệp-nhứt Tam-giáo ;
Phật , Tiên ,Thánh đều do người nắm chủ-quyền điều khiển cả.
Phổ Ðộ là gì ? Chính Ðức Chí Tôn giải thích như sau :
Sao gọi là Phổ-Ðộ ? Phổ là bày ra . Ðộ là gì ? Là cứu chúng-sanh.
 Muốn tròn hai chữ Phổ-Ðộ phải làm thế nào ?
Chtúng sanh là gì ? Chúng sanh là toàn cả nhơn loại, chớ không phải lựa chọn một phần người, như ý phàm cáccon tính rối.(TNHT ,Q1 ,trg 13/1972).
Vấn số 5 : Xin minh chứng việc chinh mình Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế đến mở Ðạo Kỳ Ba.
Ðáp : Xin trích đoạn Thánh-giáo để minh chứng điều trên ( TNHT, tr, 16/1972 ) "vốn từ trước THẦY đã lập ra Ngũ Chi Ðại Ðạo là : Nhơn-Ðao, Thần-dao ,Thánh-Ðao ,Tiên-Ðạo và Phật Ðạo ".Tùy theo phong hóa của nhơn loại mà gầy Chánh-giáo, là vì khì trước Càn vô đắc khán , KHÔN vô đắc duyệt" thì nhân loại duy có hành đạo nơi tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng , Càn Khôn dĩ tận thức thì lại bị phần nhiều Ðạo ấy mà nhơn loại nghịch lẫn nhau , nên THẦY mới nhứt định qui-nguyên phục-nhứt . Lại nữa, trước Thầy lại giao Thánh giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-giáo mà làm ra phàm-giáo.
Thầy lấy làm đau đớn hằng thấy gần trót mười ngàn năm,
 nhơn loại phải sa vào nơi tội-lỗi Mạt-kiếp chốn A-Tỳ.
« Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa. Nhưng buộc phải lập Chánh-thể, có lớn, nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau , anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo . . . . «
Và trong Thánh-giáo ngày 19/4 năm Bính-Dần (1926)
(TNHT, trg,18/1972 ) Thầy có dạy như sau :
« Từ trước Ta giáng sanh lập Phật-giáo gần 6.000 năm thì Phật-giáo Chánh-truyền gần thay đổi. Ta hằng nghe chúng sanh nói Phật giả vô ngôn. Nay nhứt định lấy huyền-diệu mà giáo Ðạo chớ không giáng phàm nữa đặng chuyển Phật-giáo lại cho hoàn-toàn . Dường ấy từ đây chư chúng sanh chẳng tu, đọa A-tỳ thì hết lời nói rằng : Phật tông vô giáo mà chối tội nữa « .

"Hảo Nam-bang ! Hảo Nam bang
Tiểu Quốc tảo khai hội Niết-bàn ,
Hạnh ngộ Cao-Ðài truyền Ðại-Ðạo
Hảo-phùng Ngọc-Ðế ngự trần-gian.
Thi ân tế chúng thiên-tai tận ,
Nhược thiệt, nhược hư vạn đại an,
Chí bửu nhơn sanh vô giá định,
Năng tri giác thế sắc cao ban. "
THI:
Chính mình THẦY đến chốn Nam Bang,
Mượn đất đem giao mối Ðạo vàng.
Tưới nước vun phân Nho, Thích, Lão,
Nâng cành sửa lá Pháp, Hòa, Tăng.
Muốn dân cọng hưởng trong màu sắc,
Một nước âu ca vạn nẽo đàng.
Biết phận thì con lo vẹn phận,
Chờ khi tái tạo cõi dinh hòan.
Ngọc Hoàng Thượng Ðế.
CHƯƠNG THỨ HAI

Mục đích và Tôn chỉ Thượng Ðế khai Ðạo
Vấn số 6 . Xin nêu tôn-chỉ và mục-đích mở Ðạo kỳ ba của Ðức Chí-Tôn Thượng-Ðế.
Ðáp : đức Chí Tôn Thượng-Ðế có nêu rõ tôn-chỉ mở Ðạo kỳ ba trong TNHT ,tr. 56/1972 , ngày 02 -11- năm Bính-dần (06/12/1926) như sau :
Ta vi lòng đại-từ , đại-bi vẫn lấy đức háo sanh mà dựng nên mối Ðại- Ðạo Tam-kỳ Phổ-Ðộ , Tôn-chỉ để :
- Vớt những kẻ hữu-phần vào nơi địa vị cao thượng để tránh khỏi số mạng luân hồi.
- Và nâng những kẻ tanh đức bước vào cõi nhàn cao hơn phẩm hèn khó ở nơi trần thế này.
ÐứcChí Tôn có dạy : Thầy mở Ðạo kỳ ba nầy cũng để mở đường cho các hàng Thánh, Tiên , Phật bị đọa trần do theo mà phục hồi cựu vị. Ðạo cũng là con đường của các Nhơn phẩm do theo mà tránh khỏi luân hồi . Nếu chẳng do theo Ðạo , thì các bậc ấy đều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm (TNHT, tr. 119/1972 )
“Dầu cho một vi Ðại La Thiên Ðế xuống phàm mà không Tu cũng khó trở lại ngôi vị đặng” (TNHT trg. 42/1972)
Vấn số 7 : Xin giải thích THẦY là ai , trong Thánh-giáo đã nêu ra thường ? .
Ðáp : Danh-từ THẦY là của Ðại Từ-Phụ Cao-Ðài Thượng Ðế dùng để xưng với các con cái môn-đệ của Ngài để có tình thân mật đậm-đà giữa Thầy trò hơn, vả lại theo phong tục người Việt Nam gốc Miền Bắc, con cái trong gia dình thường gọi người Cha là Thầy nữa để cho thấy sự gần gũi thân mật nhiều hơn. Ðây là Ðức Chí Tôn muốn nêu gương hạ mình cho chư môn-đệ noi theo để mà độ thế. Rất đổi Ngài là vị Chúa-tể Càn Khôn vạn-vật mà còn hy sinh hạ minh như thế, huống hồ chư Thánh , Tiên , Phật và người phàm chúng ta lại tự cao , tự đắc sao ? . Nhưng chúng ta cũng đừng vì lòng đai từ, đại-bi và sự nuông chiều của Ðai Từ-Phụ mà dể duôi khinh xuất mà đắc tội, vì công bình thiêng-liêng không tư vị, nu có lỗi hì Thiên iều sẽ trừng phạt. Thầy nói Thầy còn phải chịu dưới luật Thiên điều thay , dầu là bực Chí Tôn .
Chúng ta phải biết Thầy là ai ? Thầy có dạy trong TNHT, trg, 43 /1972 như sau : " Khai Thiên Ðịa vốn Thầy , sanh Tiên , Phật cũng Thầy.
Thầy đã nói một Chơn-thần mà biến Càn-khôn Thế-giới và cả nhơn loài.
Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy.
 Các con là chư Phật, chư Phật là các con.
 Có Thầy mới có các con rồi mới có Thần, Thánh, Tiên, Phật " Chương Thứ Ba
Giáo Lý căn Bản của Ðạo Cao Ðài
Vấn số 8 : Xin vui lòng trình bày Giáo-lý căn bản của Ðạo CAO-ÐÀI.
Ðáp : Giáo-lý căn-bản của Ðạo Cao-Ðài gồm có hai giai-đoạn :
· MộT là phần Ngoại-giáo Công-truyền,thường gọi là Cao Ðài Tôn-giáo
 (hay Cao-Ðài Phổ-Ðộ).
· HAI là phần Nội-giáo Tâm Truyền ,thường gọi là Cao- Ðài Ðại-Ðạo (hay Cao-Ðài Vô Vi).
a.- Giai đoạn Ngoại-gláo Cồng-truyền, hay Cao-Ðài Phổ Ðộ chú trọng về mặt Nhơn sanh Thế Ðạo , lo phổ độ rộng rãi cho tất cả mọi tầng lớp dân chúng , mọi trinh độ căn trí, cho
biết rỏ đạo lý làm người, ăn ở sao cho xứng đáng là con người chính-danh trong hàng Tam-tài (Thiên-Ðịa-nhơn) đều đều đứng cùng hàng nhau, giúp những người có đạo-tâm lo trau giòi đức tánh lập hạnh người tu và ôn-nhuần kinh sám .
Người tín đồ Cao Ðài tiên là phải lo giữ tròn Nhơn Ðạo , trước khi bước sang giai đoạn thứ hai là phần Thiên-Ðạo , mới được vững vàng không bị vấp ngã, bỏ phế giữa đường (bán đồ nhi phế). Lấy Giáo-lý của Nho-gláo mà dạy người tín-đồ giữ cho trọn vẹn Ðạo Tam-cang, Ngũ Thường phải lo tròn ơn nước nghĩa dân, bổn phận người công dân trong xã-hội, phải giữ Ðạo Cha con , Thầy trò , Chồng vợ , anh em trong gia-đình phải cư xử cho Quân minh Thần trung , phụ từ tử hiếu , phu thê tương ái , huynh đệ tương thân, bằng hữu tương trợ, tương tín.
Lấy sự tu thân làm gốc trau giồi tác phong đạo hạnh theo ngũ-đức của Thánh nhơn là: Nhơn , Nghĩa , Lễ Trí ,Tín. Trước tiên làm người phải biết lo tu-thân, tề gia, rồi mới trị quốc,
 sau mới có thể bình thiên hạ.
Tiến hơn nữa là giữ Ðạo Trung Dung của Khổng Thánh là một trong Tam-giáo Ðạo-Tổ thay mặt Ðạo-thánh trong TAM KỲ PHỔ-ÐỘ.
Ở phần nhơn sanh Thế-Ðạo, Giáo-lý Cao Ðài khuyến khích phải triệt-để thực hiện Sự THƯƠNG Yêu, vì chính Ðức Chí Tôn đã dạy "Thầy là Cha của sự thương yêu và các con là cơ-thể của sự thương-yêu, sự thương-yêu là giềng Bảo sanh của Càn-khôn Thế-glới, bởi thương yêu mà vạn loại được hòa bình Càn-khôn an tịnh ; vì ghét nhau mà vạn loại mới tàn hại lẫn nhau , mà tàn hại lẫn nhau là cơ diệt thể. Vậy Thầy cấm các con từ đây nếu chẳng đủ sức thương nhau , thì cũng chẳng đặng ghét nhau. Nghe à, .(TNHT ,tr.176/1972)
Sự thương-yêu là chìa khóa mở cửa Tam thập Lục Thiên Cực Lạc Thế-giới và Bạch-ngọc-kinh. Kẻ nào ghét sự thương yêu thì chẳng hề qua khỏi cửa luân hồi (TNHT,tr.l53/1972)
Thánh-gláo Ðức Quan-Thế-Âm Bồ-Tát có dạy :
"Thượng-Ðế muốn cho tất cả nhơn sanh trong thời kỳ đang trả nghiệp cũ, không gây thêm nghiệp mới, bằng cách Tu thân lập hạnh để trở nên trang đạo-đức thuần-lương, biết tránh
điều ác, biết làm điều lành, biết bồi công lập đức đề cho mọi người, mọi chỗ mọi nơi đều hương thiện, ăn ở đối xử nhau cho phải tình, phải nghĩa, phải đức, phải nhân, để trong cõi đời nầy có một Xã hội đạo đức, tương thân, tương ái, tương trợ lẫn nhau, chớ không ỷ mạnh hiếp yếu, giàu bóc lột nghèo, xem hạnh phúc cửa người như hạnh phúc của mình, mà không dám làm diều gì tổn thương cho tha nhân. Nhìn sự đau khổ thất thoát của người như sự đau khổ thất thoát của chính mình mà tìm cách che-chở, đỡ nâng giúp vùa an-ủi. Giáo-lý Cao Ðài không đi xa thật-tế với đởi sống con người thực tại, vì nếu phần nhơn sanh
hiện hữu không được ổn dinh, thì Phần tâm linh khó được mẫn tuệ siêu thoát" .
Ðó là phàn nhơn sanh thế đạo, vì chỉ có hữu hình mới phục vụ đắc lực cho hữu-hình,
 nên đặt nặng về phần công quả phổ độ Nhơn-sanh .
b.- Giai đoạn Nội-giáo Tâm Truyền thuộc về phần Cao Ðài Ðại-Ðạo hay Cao-Ðai Vô-vi. Sau thì lo tròn tròn nhiệm-vụ về phần công quả phổ-độ chơn-sanh, người tin hữu Cao-Ðài sẽ bước lên giai đoạn thứ hai để cầu tu giải thoát kiếp luân hồi sanh tử bằng phương-pháp Tánh Mạng song tu. Hành-giả phải vừa Tu-tánh là luyện-kỷ, luyện cái phàm-ngã cho được hoàn thành đạo-đức tác-phong đạo-hạnh phải hơn người thế tục, cư trần không nhiễm trần, thoát vòng danh lợi, thị-phi vinh nhục, giữ giới trường trai tuyệt dục và vừa Luyện-mạng tức là hàng ngày phải bốn buổi siêng cần Công phu thiền định kiên trì tịnh luyện,
 theo phương-pháp Ơn-Trên đã chỉ truyền.
Vấn số 9 : Xin giải thích tiêu đề : Công Bình, Bác ái,
Từ Bi của Ðại-Ðạo Tam-kỳ Phổ Ðộ đã nêu ra.
Ðáp : Tiêu đề công-bình, Bác-ái, Từ bi gồm Giáo-lý căn bản của Tam giáo mà Ðạo Cao Ðài qui nguyên tổng hợp thành một Giáo Lý đại đồng cho nhơn loại
 kỳ Ba để tránh khỏi sự kỳ thị lẫn nhau.
Ðạo-Thánh dạy con người lấy công bình làm nền tảng cho việc xử thế . Công là công bằng Bình là bình đẳng . Công bình là sự trang-trải đồng đều, không chênh-lệch không thiên vị. Công bình là nếu mình không muốn người ta làm điều gì bất lợi, bất nhân bất nghĩa đối với mình, thì mình đừng làm những điều xấu xa ấy cho người khác. Ngược lại, mình muốn người ta làm điều tốt đối với mình, mình muốn người ta khoan dung tha-thứ mình, thì mình theo lẽ công-bình phải làm những điều ấy cho người khác. Thánh Ðạo Nho-giáo còn dạy người ta lấy Ðạo Trung-dung mà xử thế nữa, không thái-quá cũng
không bất cập cũng không khi thương quá mà thương mù quáng, khi ghét quá thì ghét cay ghét đắng quá độ. Vậy nên giữ Ðạo Trung Dung thì sẽ được yên-ổn hơn hết.
Ðạo-Tiên với Ðức Lão-tử dạy môn-sanh Vô-vi nhi vô bất vi tức là không phải không làm gì hết mà vẫn làm ích lợi cho muôn loài mà không để lại dấu vết, không cho ai biết mình làm, làm với tinh thần vô-danh, vô kỷ, Bác-ái vị tha, vô-cố, vô chấp, quên mình vì mọi người, xem khổ đau của nhơn loại là đau khổ của mình, xem hạnh phúc của nhơn loại cũng như chính hạnh phúc của mình. Vậy Bác ái là mở rộng lòng thương yêu vô tận không biên cương lãnh vực bằng cách quên mình mà lo cho người (Vong kỷ vị tha) .
Ðạo Phật dạy lấy lòng Từ-Bi mà độ người.
Từ là giữ lạc , Bi là bạt khổ chúng sanh. Từ Bi là ban vui cứu khổ chúng sanh , Phật dạy tín đồ phải mở Tứ Vồ Lượng Tâm là bốn cái Tâm quảng đại : Tâm-từ. Tâm-bi, Tâm-hỉ, Tâm Xả.

CHƯƠNG THỨ BA
Ðức DIÊU TRÌ KIM-MẪU VÔ-CỰC TỪ TÔN có dạy như sau :

Người mới giữ Ðạo phải tập thực hiện cho được ba điểm chánh Cồng bình, Bác-ái, Từ bi :
Từ Bi là mình phải bất nhân thương tâm trước những sự đau khổ của kẻ khác, cốt làm sao giác ngộ và tạo mọi hoàn cảnh để giúp kẻ khổ sớm thoát ra vòng tội lỗi đen tối.
Bác ái là thương tất cả, chúng những nhơn loại mà còn thương luôn đến thú cầm, thảo mộc , bò bay máy cựa. Tha thứ những kẻ có lỗi với mình để cảm hóa họ lại gần gũi với mình hầu hướng dẫn lần họ vào đường tu hành chánh đạo .
Chính sự chay lạt của các con cũng gắn liền với hai chữ Công-bình vì không thể ngon miệng với cao lương mỹ vị trên các đau khố chết chóc của loài khác. Mình muốn Trời, Phật, Tiên, Thánh, Thần hộ độ khoan dung dìu dắt mình tai qua nạn khỏi sớm mộ Ðạo,
thì mình cũng hộ-độ dìu dắt những kẻ khác và khoan dung công bình với kẻ khác ,
dầu kẻ đó là người nghịch, cũng phải tạo cho được lòng thương yêu đối với họ.
Khuyên người làm Từ bi, Bác-ái, Công bình,
mà chính mình không làm được thì Sự khuyên đó không thể nào đem lại kết quả .
Vấn số 10 : Thượng-Ðế làm cách nào để độ rỗi chúng sanh trong Tam-kỳ Phổ-Ðộ.
Ðáp : Hiện trạng ngày nay vì nhiều Tôn-giáo nên làm cho dân chúng rất hoang-mang , cũng bởi tại Chơn-truyền lâu đời bị tay phàm canh cải. Cho nên Thượng-Ðế mới đến để Qui Tam-giáo hiệp Ngũ-chi Ðại Ðạo về một mối, phục hồi Vạn giáo về Nhất lý,
 tức là đem tất cả Giáo lý trở về nguồn cội để dễ bề độ rổi quần linh.
Thánh-giáo Ðức Chí Tôn có dạy trong TNHT,trg. 16/1972
« Vốn từ trước THẦY lập Ngũ-chi Ðại-Ðạo là: Nhơn-Ðạo
Thần-Ðạo , Thánh-Ðạo , Tiên-Ðạo , Phật Ðạo tùy theo phong hóa của Nhơn-loại mà gầy Chánh-giáo, là vì khi trước Càn vô đắc khán ,
 KHÔN vô đắc duyệt thì nhơn loại duy có hành đạo nơi tư phương mình mà thôi .
Còn nay thì nhơn loại đã hiệp đồng, Càn Khôn dĩ tận thức, thì lại bi Phàn nhiều Ðạo ấy mà nhơn-loại ngạch lẫn nhau , nên Thầy nhứt đinh qui nguyên phục nhứt Lại nữa, trước Thầy giao Chánh-giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thanh-giáo mà làm ra phàm-giáo . Thầy lấy làm đau đớn , hằng thấy trót gần mười ngàn năm, nhơn loại phải sa vào nơi tội-lỗỉ, mạt kiếp chốn A-tỳ. Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rổl các con, chẳng giao Chánh-giáo cho tay phàm nữa". Thay vì, Thầy dùng xác phàm như hai thời kỳ trước, Kỳ Ba nầy Thày dùng huyền- linh diệu - diễn, tức là VÔ -VI , dùng đồng tử để viết hay nói lên những Thánh-ngôn, Thánh-giáo dạy Ðạo Lý đầy đủ cho nhơn sanh nương theo dó mà lo tu tâm luyện tánh bồi công lập đức và hành đạo độ đởi cho đúng theo Thiên lý. Từ đây chúng sanh không còn bảo Phật giả vô ngôn mà trách Thày được. Ðó là chủ-trương của Tam-kỳ Phổ-Ðộ; Ðạo nhứt bổn tán vạn thù nay đã đến thời kỳ Vạn thù qui nhứt bổn là về vơi Ðại Ðạo theo định luật Thiên Ðịa tuần huờn châu nhi phục thỉ ? Các vị Tiên , Phật, Thánh,
Thần đồng giáng phàm phụ giúp đức Chí Tôn để hoàn-thành sứ-mạng đem Ðạo vào đời,
 nên các Ngài giáng cơ dạy Ðạo rất nhiều trong Ðại-Ðạo Tam Kỳ Phổ-Ðộ.
Vấn số 11 : Xin giải nghĩa danh hiệu : Cao Dài Tiên ông Ðại Bồ-Tát Ma Ha Tát
Ðáp : Ðây là danh hiệu đầy đủ của Ðức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng-Ðế tá danh để mở Ðạo tại Việt-nam. Trong danh hiệu nầy có ngụ ý nghĩa Tam-giáo qui nguyên nữa.
Cao Ðài, là cái ngôi cao tột, nơi đó Thượng-Ðế ngự. Nho Giáo có câu : Ðầu thượng Viết Cao Ðài, nghĩa là trên đỉnh đầu mỗi người (Nê huờn Cung) có Ðức Cao-Ðài ngự.
Tiên-ông, là một phẩm chót của Tiên Gia, thuộc Ðạo Tiên Bồ Tát, cũng là một phẩm chót của Phật-Ðạo , thuộc Ðạo Phật.
Danh hiệu này còn bao hàm ý nghĩa hạ mình độ đời của một Ðấng tối cao cầm quyền Tạo-hóa, hầu thâu phục nhân tâm và nêu gương khiêm nhường cho các hàng môn đệ trong khi hành Ðạo độ đời.
Vấn số 12 : Thưởng nghe Cao-Ðài Vạn-giáo Nhưt-lý xin giải thích giùm.
Ðáp : Ðạo Cao-Ðài với Tôn-chỉ qui Tam-giáo ,hiệp Ngũ Chi, nên chủ trương Vạn-giáo Nhứt Lý, có nghĩa đại-khái là :
Tất cả các Tôn-giáo trên thế-gian đều do từ Một gốc là Lý Duy Nhất, là Ngôi Thái-Cực Duy Nhứt, là từ Khối Ðại Linh Quang của Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế phát ra trong Càn khôn Vũ-trụ. Vì luật Sanh Thành, vì đức háo sanh và lòng Từ bi nên Ðức Ðại-Từ-Phụ phân tánh của Ngài, mượn nhiều hình thức để giáng tràn, mở nhiều mối Ðạo, tùy thời kỳ, tùy tập quán phong tục địa phương, để dạy dỗ loài người, hướng về nẻo thiện (tường ngay thuận tùng thiên lý, qua các tôn-giáo Nho Thích, Lão, Ki-tô vv trong hai thời kỳ trước .

CHƯƠNG THỨ TƯ

Cách thức thờ phượng của Ðạo Cao Ðài
Vấn số 13 : Tại sao Ðạo Cao-Ðài thờ con Mắt ?
Ðáp : Dạo Cao-Ðài dạy tín-đồ vẽ Thánh-tượng CON MắT (Thiên-nhãn) để thở Ðức Cao-Ðài Thượng-Ðế là do nơi ông Ngô-Văn-Chiêu là vị môn-đệ đầu tiên của Ðức Cao-Ðài.
Khi ông được đổi ra làm chủ Quận ở Dương-Ðông trên đảo Phú-quốc trong vịnh
Thái-lan vào năm 1920.
Vốn là người chơn-tu mộ Ðạo, thường hay tim hằu các đàn Tiên để học Ðạo, nên đến khi trấn nhậm tại Phú-quốc, Ngài cũng tiếp tục cầu Tiên để học Ðạo, thì may mắn thay được Ðức Cao-Ðài truyền Ðạo-pháp cho ông. Vì muốn thờ kính đức Cao Ðài nên ông cầu cơ xin Ngài chỉ cách thờ phượng. Một thời gian sau đó , ông thấy hai lần Thiên-nhãn hiện ra giữa ban ngày rất đầy đủ hào quang chiếu ngời , ông có bạch hỏi Tiên-ông thì Tiên Ông bảo vẽ y như vậy mà thở Ngài tượng-trưng . Sau nầy các vị Tiền-bối khác cung được lệnh đến hỏi ông Chiêu và được ông chỉ cách vẽ Thiên-nhãn để thờ đức Cao-Ðài Thượng-Ðế.
Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế có giáng cơ dạy trong quyển Ðại Thừa Chơn giáo, giải thích việc thở phượng Thiên-nhãn ấy như vầy :
“Tại sao Thầy biểu các con tạo ra Thánh-nhân mà thờ , không dạy thờ hình tượng như các Tôn-giáo khác ? Các con phải biết rằng : Trời là Lý, thì Lý ấy rất thông linh bao quát Càn Khôn Thế-giới. Thầy đâu có xác phàm như các con mà tạo hình thể như các con, nên chi thờ Thiên-nhãn là thờ Thầy. Tại sao Thiên-nhãn là Thầy ? Thầy có dạy trước :
"Nhân thị chủ Tâm,
Lưỡng quang chủ tể ,
Quang thi Thần ,
Thần thị Thiên ,
Thiên giả Ngã giả" (TNHT, tr.11/ 1972 ) Nhãn là cửa trái tim của con người trái tim ấy là Tạo-hóa tức là Thần của Thầy, là cái Lý Hư Vô ấy là Trời vậy ! Người tu hành chừng nào luyện Tinh hóa Khí, luyện Khí hóa Thần , luyện Thần hoàn Hư , luyện Hư hoàn VÔ , thì Huyền- quang nhứt khiếu ấy mở hoát ra. Huyền-quang nhứt khiếu ấy là chi ? là Thiên-nhãn vậy. Nó ở ngay Nê-hoàn-cung gom trọn Chơn-dương Chánh Ðạo
( Ðại-thừa Chơn-giáo, tr.60/61).
Thiên-nhãn chỉ là biểu-tượng Chơn-thần của Chí Tôn Thượng-Ðế Khi cúng Thầy nên nhìn Thiên-nhãn tưởng như Thầy đang truyền Thần lực cho mình được minh-mẫn sáng suốt biết phân biệt chanh tà chân giả ở cỏi trần ô-trược nầy mà tránh làm điều ác, làm việc thiện từ.
Vấn số 14 : Xin giải thích cách thờ phượng ?
Ðáp : Trên thở Thiên-nhân là Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế.
Dưới đó thờ tượng Tam-giáo Ðạo Tổ từ tả qua hữu , ở ngoài ngó vào là Ðức Lão-Tử đại-
diện cho Ðạo-Tiên,chính giữa là Ðức Thích-Ca Mâu-ni đại-diện cho Ðạo-Phật, bên mặt là Ðức Văn-Tuyên Khổng-Thánh Ðại-Diện cho Ðạo-Thánh.
Hàng dưới thờ ba vị " Tam Trấn Oai-nghiêm" thay mặt cho Tam-giáo trong Tam-kỳ Phổ-Ðộ. Bên trái tượng Ðức Quan Thế-âm Bồ-Tát đại-diện cho Ðạo-Phật, chính giữa tượng đức Lý-Thái-Bạch Kim Tinh Ðại diện Ðạo Tiên, bên mặt tượng Ðức Quan Thánh Ðế Quân đại diện cho Ðạo Thánh. Hàng dưới nữa, ở chinh giữa ngay dưới tượng Ðức Lý Thái-bạch là Ðức Gia-Tô Giáo-chủ thay mặt cho Ðạo-Thánh. Hàng dưới nữa ngay Ðức Gia-Tô Giáo-chủ là tượng của Ðức Khương-Thái-Công thay mặt cho Thần-Ðạo. Dưới chót là Ngai của đức Giáo-Tông thay mặt cho Nhơn-Ðạo.
Thành ra theo hàng ngang thì thờ đại-diện của Tam-giáo và theo hàng dọc từ trên xuống dưới , là thờ dại -diện của Ngũ Chi Ðại-Ðạo. Phật-Ðạo (Ðức Thích-Ca),Tiên-Ðạo ( Ðức Lý- Thái Bạch ) Thánh-Ðạo (Ðức Gia Tô Giáo-chủ) Thần-Ðạo (Ðức Khương-Thái-Công)
Nhơn-Ðạo (Ðức Giáo-tông ) .
Ðó là thể hiện tiêu biểu cho Tam-giáo qui nguyên, Ngũ Chi Phục-nhứt của thời kỳ "Vạn thù qui nhứt bổn. trở về hiệp nhứt cùng Ðức Chí Tôn Thượng-Ðế.
Trên dây là cách thờ phượng trong Tòa-thánh,Hội-thánh, Thánh-thất, Thánh-tịnh còn tại tư gia thì được giản tiện hơn, chỉ một khuôn hình trong đó vẽ hình một Con Mắt (Thiên Nhãn ) trên ngó xuống giữa không trung có hình Nhựt Nguyệt Tinh (hình mặt Trời, mặt trăng, Tinh-tú). Có khi ở dưới có ba hàng chữ đề danh hiệu ba vị Tam Trấn Oai Nghiêm của Tam-kỳ PHố-Ðộ , từ trái qua mặt: Ðức Quan-thế-âm Bồ-Tát
(Phật- Giáo) Ðức Lý-Thái-Bạch (Tiên Giáo) và đức Quan-Thánh Ðế-Quân (Thánh giáo) .
Vấn số 15 : Xin giải thích giùm cách sắp đặt trên bàn thờ.
Ðáp : a ) Trên bàn thờ chính giữa ngay Thánh-tượng Thiên-nhãn" có chong sáng luôn-luôn một ngọn đèn gọi là Thái-cực Ðăng tượng trưng cho Ðạo soi sáng Càn Khôn Vũ Trụ. Cũng được gọi là Tâm Ðăng, để nhắc-nhở cho người tu hành nhìn vào đó giữ sao cho tâm mình luôn-luôn dược yên lành thanh-tịnh. Phật, Tiên truyền Ðạo cũng do nơi đó,
mà người tu thành Ðạo cũng do dó mà ra.
b ) Bên trái có chưng một bình bông và bên mặt chưng một dĩa hái cây. (từ trong nhìn ra)
c) Chính giữa có một Lư-hương để cắm năm cây nhang, tượng trưng cho Ngũ-khí thuộc Ngũ-tạng là Tâm, Can,Tỳ, Phế, Thận trong con người và Ngũ-hành trong Vũ-trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa,Thổ.
d) Hai cây đèn hai bên tượng-trưng cho Lưỡng-nghi.
Giữa hai cây đèn có hai chén nước, một chén nước trà, bên phía để trái cây và một chén nước trắng để bên phía bình bông , tượng trung cho một Âm một Dương. Giữa hai chén nước có để ba ly rượu, Ba món : Bông , Rượu , Trà tượng trưng cho Tam bửu trong con người :
Bông là Tinh , Rượu là Khí, Trà là Thần.
Người tu hành biết luyện Tinh , Khí, Thần , tức Tam-bửu được hiệp nhứt, thì tạo được Nhị-xác-thân để khi hồn lìa khỏi xác mương theo đó mà trở về Bồng-lai Tiên-cảnh.
Cách thờ phượng trên Thiên-bàn, là cốt ý mượn hữu-hình để dẫn tới nẻo Vô-vi cho biết Trời có gì con người cũng có vật đó, và cũng để nhắc chừng người tu hành biết hướng theo đó mà tu-luyện để sớm được trở về hội-hiệp cùng Thượng-Ðế là Khối Ðại Linh-quang, còn con người là điểm tiểu Linh Quang do Thượng Ðế phát ban cho xuống trần gian để tiến hóa.

CHƯƠNG THỨ NĂM
THÁNH GIÁO DẠY VỀ SỰ THƯƠNG YÊU VÀ CÔNG QUẢ

Vấn số 16 : Ðức Chí-Tôn giáng-cơ dạy Ðạo rất nhiều trong Dạo Cao-Ðài, vậy xin trích dẫn những lởi đại-khái.
Ðáp : Thật vậy, Ðức Chí Tôn và các Ðấng Phật, Tiên, Thánh,Thần giáng cơ dạy Dạo trên mấy mươi năm thật nhiều không kể xiết, qua các Thánh-ngôn , Thánh giáo mà các Chi Phái đã phát hành. Nay xin trích lục những lời dạy đại-khái :
Về sự Thương-yêu , TNHT , tr . 176 /1972 . Ðức Chí Tôn có dạy về sự Thương-yêu như vầy :
THẦY là Cha của sự Thương-yêu. Do bởi sự thương yêu mới tạo thành thế-giới và sanh sản các con. Vậy các con sanh sản nơi sự thương yêu là cơ thể của sự thương yêu đó.
Sự thương yêu là giềng bảo-sanh của Càn Khôn thế-giới.
Bởi thương yêu mà vạn-loại hòa-bình,Càn Khôn an tinh. Ðặng an tịnh mới không thù nghịch lẫn nhau, không thù nghịch lẫn nhau mới không tàn hại nhau,
 không tàn hại nhau mới giữ bền cơ sanh hóa.
Kẻ nghịch của cơ sanh hóa là Quỉ Vương là tay diệt hóa , cũng như có sống của Thầy, ắt có chết của Quỉ Vương . Quỉ vương giục sự ghét mà tàn hại các con . Vì ghét nhau mà vạn loại mới khi nhau , vì ghét nhau mà vạn loại mới nghịch nhau, vì ghét nhau mà vạn loại mới tàn hại lẫn nhau, thì là cơ diệt thế.
Vậy Thầy cấm các con từ đây, ví như không đủ sức thương nhau ,
 thì cũng đừng ghét nhau , nghe à ! " .
Về sau chư môn sanh đã thấm nhuần đạo-lý, Ðực Chí Tôn mới dạy thêm :" Nếu các con không thương được kẻ ghét mình thì khó mong gần Thầy " và sau cùng Thầy lại dạy thêm: " Nếu các con không làm cho kẻ thù trở thành người thân thì cũng khó
gần Thầy được " - Cho nên Thầy đã bảo " Sự thương yêu là chìa khóa mở cửa Bạch-ngọc-kinh và Cực-lạc Thế- giới". Ðiều kiện nhập Niết-bàn thật là khó-khăn vô cùng.
Vấn so 17 : Xin giải thích thêm về sự thương yêu , có phải cụ thể hóa Sự Thương Yêu bằng việc làm hữu ích là làm công quả trong Pháp-môn Tam-công là công-quả ,
 công trình và công phu ? .
Ðáp : Sự thương yêu ở đây không phải là lởi nói suông mà là nhhững việc
làm cụ thể do lòng thương yêu xuất phát ra bằng hành động, lời nói, việc làm giúp người đau khổ, đói khát, lạnh lẽo bệnh tật, đỡ nâng, dắt dìu người hoạn nạn tai ương để xoa dịu và hàn gán sự khổ đau của nhơn loại. Ðó mới thật là công quả.
Những việc làm như in kinh sách cho người đọc để giác ngộ tu hành, cất Chùa Thất, Am-tự cho người có phương tiện tu hành, tạo những cơ sở học đường, trường học khai sáng trí huệ cho trẻ em, những nhà thương, Viện Dưỡng-lão và Cô-nhi cung là Công-quả Phước-thiện. Công quả nầy thuộc phần công-quả trong Pháp-môn tam-công là Công-quả, Công-trình, Công phu cũng tương tự như Pháp-môn Lục-độ Ba-la-mật của Phật Giáo.
Dầu là một việc làm nhỏ nhặt như giúp thuốc men, quần áo, cạo gió bóp gừng cho người bệnh cũng gọi là công quả , mà phải làm không kể ơn, kể công, khoe danh, dục lợi mới đúng là Công Quả, làm âm-chất một cách âm thầm không cho ai biết tức là Vô-vi nhi vô bất vi như Ðức Lão-Tử đã có dạy.
Công Trình là sự chịu khó nhẫn nại, nhịn nhục mà trì trai giữ giới-luật của người tu hành cho nghiêm minh như Ngũ-giới cấm và Tứ Ðại Ðiều-qui theo Tân-luật Cao-Ðài. Ngoài việc giữ giới hành giả còn phải hàng ngày lo tẩy xú khai thanh những tư tưởng lời nói và việc làm cho được trong sạch thanh cao, để tiến lên hàng Thánh thiện , hầu chánh kỷ hóa nhơn phổ- độ chúng sanh cho đúng theo Ngũ-nguyện hằng ngày tụng đọc.
Công-phu là phương pháp tham thiền nhập đinh, tu luyện theo bậc Ðại-thừa Thiên-Ðạo, Tánh mạng song tu, trước để độ đời sau để giải thoát kiếp luân hồi sanh tử. Phải bước qua hai giai đoạn Công-quả và Công-trình nêu ở trên, đặng làm nền móng cho phần Công-phu hầu bớt phần khảo-đảo mà không bỏ phế nửa đường. Quá nặng về phần Công-quả mà thiếu phần Công phu cũng khó phản bổn hoàn nguyên, hoặc quá thiên về phần Công-phu mà lơ-là phần Công-quả cũng không đầy đủ.
Phải Tánh Mạng song tu hay Phước-huệ song tu mới lập vị ở Thiêng liêng được. Xin nghe Thánh-giáo Ðức Chí Tôn phân rõ ràng trong TNHT,tr.80/1972.
“Trong các con có nhiều đứa lầm tưởng hễ vào Ðạo thì phế hết nhơn sự, nên chúng nó ngày đêm mơ tưởng có một điều rất thấp thỏi là vào một chốn u-nhàn mà ẩn thân luyện Ðạo .Thầy nói cho các con biết, nếu công-quả chưa xong, thì không thể nào các con luyện thành đặng đâu mà mong . Vậy muốn đắc quả chỉ một điều phổ-độ chúng sanh mà thôi. Như không làm được thế nầy, thì tìm cách khác mà làm âm chất thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng cơ thể đạt địa vị tối cao.
Các con phải hiểu Thánh-ý Thầy mà trau-giồi chí lớn. Dầu đi lối nào cũng
phải cần cái đèn Thiêng-liêng chiếu rõ mới đi đặng vững bước. Làm Vua, làm Thầy, làm Ðạo-sĩ , làm công nghệ cũng cần phải có chí lớn mới mong thành tựu đặng . Các nghề dưới thế không có nghề nào vô dụng, mà vô dụng là tại người không chuyên vậy" .
Và trong TNHT , tr. 30/1972, Thầy có dạy như sau :
Sự chân thật và sự giả dối , mắt phàm các con đâu có thể phân biệt đặng, một trường thử Thách, Tiên ,Phật vì vậy mà phải lập nơi thế gian nầy, nếu buổi sanh tiền dầu kẻ phàm tục tội lỗi biết đặng cơ-quan mầu nhiệm in của Ðấng Chí Tôn là Trời đã sắp đặt thì cũng chẳng dám gây ra tội lỗi, mà lại có thể đắc Ðạo mà gấm ghé phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đặng nữa, huống lựa là các đấng ấy phải bị đọa trần mà biết mình hằng giữ, thì mầu nhiệm thử Thách Tiên Phật chẳng có nghĩa lý gì hết. Vì vậy mà Thầy hằng nói cùng các con rằng : Một trường thi công quả các con muốn đến Cực-lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi. Thầy lại khuyên nhủ các con rằng : Thầy đã đến chung cùng với các con, các con duy có Tu mà đắc Ðạo phải đoái lại bá thiên vạn ức nhơn sanh còn phải trầm luân nơi khổ hải chưa thoát khỏi luân hồi,
 phải để lòng từ-bi mà dộ rỗi " .
Vấn số 18 : Phật Tiên thường dạy Ðạo tại Tâm, đừng tìm Ðạo ở bên ngoài , lên non xuống bể, hay ở âm-thinh sắc tướng cho uổng công, mà hãy tìm Ðạo nơi Tâm-nội . Vậy tại sao phải cúng lạy làm chi cho thất công, xin giải thích giùm.
Ðáp : Ðúng Vậy, Tam-giáo đều chú trọng vào việc tu Tâm dưỡng Tánh : Phật dạy Minh Tâm kiến Tánh, Tiên dạy Tu Tâm luyện Tánh, Thánh dạy Tồn Tâm dưỡng Tánh, Cao Ðài dạy Sáng lòng thấy Tánh. Tuy nhiên, cúng lạy là một trong những phương -tiện để dẫn dắt người tu vào Nội-tâm, vừa bằng tự lực và cũng vừa bằng tha lực. Tự lực là tự mình gia-công tu-luyện, tha lực là nhờ sự hộ trợ của các Ðấng Thiêng-liêng, vì thời kỳ ân xá nên Ðức Chí Tôn Ðại-Từ-Phụ và chư Phật, Tiên , Thánh, Thần đều đổ hết thần lực giúp cho người tu hành có tâm thành mộ Ðạo ham tu nên có âm phò mặt trợ. Vì thế trong Tam-Kỳ phổ Ðộ, Ơn-Trên dạy phải cần cúng lạy tứ-thời, sáng, trưa, chiều, khuya để gần gũi với các Ðấng hầu tiếp nhận được sự trợ lực vô-vi, tuy vô hình mắt phàm không thấy được , chớ ai có chí nguyện siêng tu, siêng cúng đều cảm nhận được sự hộ trì đó, bốn thời đó nhầm giao điểm cửa từ điển Vũ-trụ mà thời tiết không khác với 4 mùa Xuân Hạ, Thu, Ðông trong một ngày.
Tại sao phải cúng kiến thường ?
Xin hãy đọc đoạn Thánh-giáo của đức Quan-thế-âm Bồ-Tát, thay mặt cho
Phật-giáo trong Tam-Kỳ Phổ-Ðộ dạy như sau : (TNHT, trg.193/1972)
1. Một là tập cho Chơn-thần được gằn gũi các Ðấng Thiêng-liêng cho được xán-lạn.
2 . Hai là cầu khẩn với đức Ðại Từ-bi tha-thứ tội tình cho các em và cả chúng sanh.
3. Ba là có tế lễ thì tâm mới có cảm, cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên.
4. Bốn là tâm có cảm thì lòng bác-ái mới mở rộng, mà nhứt là khiếu lương tri lương năng của các em cung nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn tuệ , Các em nhớ à ! .
Trong một Ðàn cơ tại Giáo Hội Tiên-thiên Minh-Ðức, Tỉnh Ðịnh-tưởng ngày 20/9/Ðinh-Mùi (23/1O/67) Ðức Quan Thế âm Bồ Tát dạy rất dài về việc ăn chay, niệm Phật, cúng lạy
( TGST 1966/1967) xin trích một đoạn như sau :

Còn cúng lạy niệm danh chư Phật
Ở Chùa chiền Tịnh-thất thường khi
Tứ thời bái sám làm chi ?
Niệm danh các đấng làm gì nữa đây ?
Cúng lạy để nghỉ ngơi tâm trí
Ðể tịnh lòng , tịnh ý , tịnh ngôn,
Khép mình dưới bệ Chí Tôn,
Trau giồi tmh nết, luyện hồn tinh thanh.
Cúng lạy để tâm lành phát hiện
Niệm Phật Tiên trên điện hiền hòa
Khởi lòng bác-ái vi tha
Nhìn chung Thượng-Ðế là Cha Linh- hồn.
Nhìn lên trái Càn-khôn thường trụ,
Nhựt Nguyệt cùng Tinh-tú bao quanh
Còn mình Vũ-trụ vận hành
Còn mình là một chúng sanh phàm trần.
Mình cũng có pháp thân nội ngoại
Cũng như Trời là Ðại Linh-quang.
Trên thì Thiên-thượng Thánh-hoàng,
Dưới thì Thiên-hạ trần gian điển hình.
Trời thì có Hành Tinh, Nhựt, Nguyệt,
Có âm dương hàn nhiệt nóng khô,
Con người là tiểu-qui-mô,
Cũng đều có bản Hà-Ðồ Lạc-thơ.
Ðó là máy huyền-cơ tạo-vật.
Người với Trời thể chất song song,
Nếu minh bền chí gia công,
Tu thân luyện mạng cũng mong thành Trời.

Vấn số 19 : Vấn đề cúng kiến thường gần liền với vấn đề ăn chay của mỗi tín-đồ.
 Xin giải thích giùm luôn về sự ích lợi của việc ăn chay.
Ðáp : Ăn chay là để tránh tội sát sanh theo Ngũ-giới cấm đã dạy. Ăn chay để tỏ lòng nhơn, thương xót loài cầm thú vì chúng cũng biết đau đớn rên-siết như mình, mình không nỡ đánh đập, sao đành lòng giết hại nó để làm món ngon vật lạ cho mình. Hơn nữa, chúng với mình cũng đồng một điểm linh-quang của Thượng-Ðế, mình tiến bộ và nhiều hy sinh hơn nên thành người trước, còn chúng cũng sẽ tiếp nối để thành người.
Thành người, có tu hành mới trở nên Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ăn chay còn tránh được nghiệp sát sanh, để khỏi chịu dưới luật quả báo, giết một mạng sống không dễ gì,
 phải chịu đền tội theo luật công-bình thiêng-liêng không sai chạy được.
 Ăn chay còn là dưỡng sinh tinh khiết về thể chất,
lại còn tránh được ảnh hưởng cửa thú tanh còn lưu lại trong huyết nhục thú vật.
Ðức Giáo Tông Lý Thái Bạch có dạy như sau :
Ăn Chay ngoài sự dưỡng sinh tinh-khiết về thể chất, lại còn tập cho tinh thần tránh nghiệp sát sanh. Rất đổi con tép mòng, con cá nhỏ tí ti còn không nỡ giết, huống chi sanh mạng con người quí trọng đến dường nào. Tác-dụng của nó là tránh giết hại lẫn nhau giữa người với người, vì đời chiến tranh loạn lạc, bởi không có tư tưởng ấy mà gây nên. Như vậy, sự khuyên ăn chay-lạt ngoài các yếu tố vệ-sinh, dưỡng sinh, tinh-khiết thanh-đạm, quí trọng mạng sống, từ loài vật đến con người, lại còn có tác dụng là tránh cảnh giết hại lẫn nhau để đưa đến hoàn-cầu náo động. (TGST 1972/1973).
Cần có sự chay-lạt, trước tiên là để khử trước phân thanh không ăn huyết nhục để khỏi bị ảnh hưởng không tốt từ thú tanh còn lại. Thân thể có được trong sạch, huyết nhục có được khinh thanh, thì tâm hồn tánh nết mới được dịu dàng , trí huệ mới được
minh mẫn , lời nói mới được khả ái ,dịu-dàng , hành động mới được phúc-đức,
chớ không phải ăn chay mà thành Phật, Tiên, Thánh.
Mà nó cũng là điều kiện tối thiểu cho khởi thỉ của việc thành Tiên , Phật, Thánh,
nếu có những điều kiện về nội tâm và ngoại thể kế tiếp như đã dạy.
(TGST 1970/1971 Giáo-Tông Ðại-Ðạo)

Ðức Quan-thế-âm Bồ-Tát cũng có dạy : (TGST66/67)
Ăn chay để làm chi vậy hử ?
Tập ăn chay để khử lòng trần ,
Bao nhiêu, ái, ố, tham, sân,
Bao nhiêu thói xấu rửa lần cho thanh.
Ăn chay để tập tành nhân dõng
Loài vật kia củng sống như mình,
Lẽ nào đành đoạn sát sinh
Rượu ngon thịt béo tiệc tùng sớm trưa.
Ðó là lối muối dưa tưởng niệm
Tập tánh hiền cho tiệm tiến lên
Lòng thương nhơn hậu làm nền
Gợi đèn minh-triết cho bền quang minh.

Ðức Di-Lạc Thiên Tôn cũng có dạy thêm về sự cúng kiến, thờ phượng ( CDGL số 11/89 ):
Sự thờ phượng hiến dâng cũng là hình thức để thể hiện lòng tôn kính chớ không phải vi sự thờ phượng hiến dâng ấy để được độ rỗi, an bày và siêu thoát. Nếu trong nếp sống thường nhựt, bản thân mình không được trong sạch, lương thiện, hành động mình thất đức, lời nói bất nhân, cách đối xử tàn ác , thì dầu có chay lạt suốt đời, cúng lạy tứ thời, hiến lễ vật đầy Chùa cũng không được sự hộ trì độ và cứu rổi. ( 18/7 Kỷ Dậu ,Vĩnh-long (30/8/69).

CHƯƠNG THỨ SÁU

Về Ngũ Giới Cấm và Ðiều qui của Ðại Ðạo
Vấn số 20 : Phật giáo dạy tín-đồ giữ Ngũ-giới cấm, sao Ðạo Cao-Ðài cũng buộc tín đồ giữ Ngũ-giới cấm? Xin vui lòng cho biết tại sao ?
Ðáp : Xin thưa, Giáo-lý của Ðạo Cao-Ðài gom Giáo- Lý của Tam-giáo Ðạo là : NHO , THÍCH , LãO vì Ðức Chi Tôn Thượng Ðế lập Ðạo Kỳ Ba này với tôn-chỉ Qui Nguyên Tam Giáo tức là đem Giáo-lý của Tam-giáo Ðạo trở về nguồn cội Nguyên-thỉ Chơn-truyền. Người tu hành, gìn-giữ đúng theo Giáo-lý của của Tôn-giáo cũng được trở về hội hiệp cùng Thượng-Ðế khi Hồn lìa khói xác phàm.
Nho-giáo : Dạy giữ tròn Tam-cang Ngũ-thường.
Lão giáo : Dạy giữ vẹn Tam-bửu Ngũ-hành.
Thích-giáo : Dạy giữ vẹn Tam-qui Ngũ-giới.
Ngũ Giới cấm của Phật, Ngũ Hành của Tiên và Ngũ-thường của Nho-giáo đều khuyên dạy con người tuân hành cho nghiêm túc thì sẽ trở thành Thần, Thánh, Tiên, Phật vì đó là nấc thang thiêng giêng đưa con người tiến lên hàng siêu nhân Thánh-triểt. Vì lẽ đó, người tu theo Ðạo Cao-Ðài vẫn bị bắt buộc giữ Ngũ-giới cấm và Tứ-đại Ðiều-qui theo Tân-luật.
( Chương 5, điều 22 ) .
Vậy Ngũ-giới cấm là gì ? - Là năm điều răn cấm :
1. Nhứt bất Sát-sanh là chúng nên sát hại sanh vật.
2. Nhì bất Du-dạo là cấm gian tham , trộm cướp, lường gạt người.
3.Tam bất Tà-dâm là cấm lấy vợ người, cấm thấy sắc dậy lòng tà và thả theo đàng điếm hoặc xúi giục người làm loạn luân thường .
4.Tứ bất Tửu-nhục là cấm say sưa rượu thịt quá độ làm cho rối loạn tâm thần.
5. Ngũ bất Vọng-ngữ là cấm xảo trá, láo xược, gạt gẫm người, không giữ lởi hứa,
 khoe mình bày lỗi người, xúi giục người hờn giận, kiện thưa nhau,
 cấm dũng lời lổ mãng thô tục hủy báng Tôn-giáo.
Trong Thánh-giáo Dạo Cao-Ðài, Ðức Chí Tôn giải rành những nguyên lý sâu xa để người tu hành cần phải giữ Ngũ-giới cấm mới mong đắc Ðạo .
Chúng tôi xin trích đăng nơi đây :
1 BẤT SÁT SANH (TNHT, tr.170/1972)
THẤY các con !
Thầy đã nói với các con rằng : Khi chưa có chi trong Càn Khôn thế-giới thì khí Hư-vô sanh ra chỉ có một mình Thầy và Ngôi của Thầy là Thái-cực.
Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi phân ra Tứ-tượng, Tứ-tượng biến Bát-quál, Bát-quái biến hóa vô-cùng , mới lập ra Càn-khôn thế-giới. Thầy lại phân tanh Thầy mà sanh ra vạn-vật là : Vật-chất, thảo mộc, côn-trùng, thú-cầm gọi là chúng sanh .
Các con dư hiểu rằng : Chi chi hữu sanh Cũng do bởi Chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là CHA của sự sống, vì vậy mà lòng háo sanh của Thầy vô cùng tận.
Cái sống của chúng sanh, Thầy phân phát khắp Càn Khôn thế-giới,
chẳng khác nào như một cành hoa trong cội,
nó phải đủ ngày giờ nhứt định mới trổ bông và sanh trái đặng trồng nữa, biến hóa ra thêm ;
 nếu như ai bẻ hoa ấy nửa chừng thì là sát một kiếp sanh không cho biến hóa.
Mỗi mạng sống đều hữu căn, hữu kiếp, dầu nguyên sanh hay hóa sanh cũng vậy, đến thế gian nầy lâu mau đều định trước. Nếu ai giết mạng sống đều chịu quả báo không sai, biết
đâu là cái kiếp ấy chẳng phải là Thánh, Tiên, Phật bị đọa luân hồi mà ra đến đổi ấy.
2. Bất Du Ðạo (TNHT,tí.171/1972)
THẦY, các con !
Ôi ! Thầy sanh các con thì phải yêu trọng các con chẳng cùng mà Thầy cho các con đến thế-giới này với một Thánh thể Thiêng liêng y như hình ảnh của Thầy, không ăn mà sống ,
không mặc mà lành, các con lại không chịu, lại nghe điều cám dỗ, mê luyến hồng trần, ăn cho phải bị đọa , dâm cho phải bị đày nên chịu nạn áo cơm, dục quyền cầu lợi.
Lợi, Thầy cũng đâ dành cho các con chung hưởng cùng nhau, mà cũng vì tham,
 đứa chứa nhiều , đứa chịu đói .
Quyền, Thầy cũng ban cho các con y như Thầy đã ban cho chư Thần, Thánh, Tiên, Phật hầu cho đủ thế kềm thúc lấy nhau đặng giữ vẹn Thánh chất yêu sanh của Thầy, mà quyền
ấy trở nên một cơ thể buộc trói nhơn sanh trong vòng tôi mọi.
Ôi ! thảm thay ! cái thất vọng của Thầy nên ghê gớm, các con có hiểu tại vì sao mà cả

nhơn sanh gian tham chăng ?
Thì cũng muốn cho nhiều sanh mạng chịu phục tùng dưới quyền thế lợi-lộc đó, vậy sự yêu trọng của con người là nạn cơm áo nắm chặt quyền phân phát cơm áo , thì chưa ai đầ chiu thọ sanh nơi thế nầy lánh khỏi.
Muốn cho đặng quyền hành ấy thì làm thế nào ?
Dùng hết mưu-chước quỉ quyệt,thâu đoạt cho dặng lợi-lộc, quyền thế cho nhiều, vì vậy mà đời trở nên trường hỗn độn, tranh tranh , đấu đấu , giựt giựt , giành giành gây nên mối loạn, nhơn loại nghịch lẫn nhau giúp cho phép tà-quyền mạnh hơn, yếu thiệt, mất phép công bình thiêng liêng Tạo-hóa ; cái trường thảm khổ của thế gian cũng do nơi đó mà ra.
Vậy gian -tham đã thâm nhập vào lòng , thì lòng hết đạo đức.
Gian-tham nhập vào nhà, thì nhà không chánh-giáo.
Gian-tham nhập vào nước, thì nước hết chơn-tri.
Gian-tham đã lộng toàn thế-giới, thì thế-giới hết Thánh, Thần.
Thầy không cần nói sự gian tham có thể giục các con lỗi Ðạo cùng Thầy mà bị làm điều tội-lỗi. Ấy vậy, gian-tham là trọng tội.
3. Bất tà Dâm (TNHT,trg.172/1972)
Vì sao " Tà Dâm " là trọng tội ?
Phàm xác thân con người, tuy mắt phàm coi con người như một, chớ kỳ trung nơi bổn thân vốn một khối chất chứa vàn vàn, muôn muôn sanh vật.
Những sanh vật ấy cấu kết nhau thành khối vật chất có tánh linh, vì vật chất nuôi nấng nó cũng đều là sanh vật, tỷ như : rau, cỏ, cây, trái, lúa gạo, mọi lương vật dều cũng có chất sanh . Nếu không có chất sanh thì thế nào tươi-tấn đặng mà chứa sự sống, như nó khô rủ, thì là nó chết, mà các con nào ăn vật khô héo bao giở. Còn như nhờ lửa mà nấu thì là phương pháp tẩy trược đó thôi, chớ sanh vật bị nấu chưa hề phải chết.
Các vật thực vào tỳ vị lại biến ra khí, khí thời biến ra huyết, chẳng cần nói các con cũng biết cái Chơn-linh khí huyết là thế nào ? Nó có thể huờn ra nhơn-hình mới có sanh sanh tứ
tử của kiếp nhơn loại.
Vì vậy mà một giọt máu là một khối nhơn linh, như các con dâm quá độ,
 thì sát mạng nhơn linh ấy.
Khi các con thoát xác thì nó đến Nghiệt-cảnh đài mà kiện các con, các con chẳng hề chối tội đặng. Phải gìn giữ giới cấm ấy cho lắm.
4. Bất Ẩm tửu (TNHT, tr.173/1972)
Vì Sao phải « Giải Tữu »
Thàầ đãy rằng : Tân thể con người là một khối nhơn inh cấu kết, những chơn ấy đều là hằg sống, pải hiểu ằng : Ngũ tạng lục-phủ cũng là khối sinh vật mà thành ra, nhưng mà phận sự chúng nó làm, hiểu biết hay không hiểu biết, đều do nơi lịnh Thầy phán dạy.
Vậy Thầy lấy hình chất xác phàm các con mà giảng dạy.
Trước Thầy nói vì cớ nào rượu làm hại cho thân thể con người về phần xác. Hình chất con người vẫn là thú, phải ăn uống mới nuôi sự sống, như rượu vào tỳ vị, chạy vào ngũ tạng lục-phủ hết thì trái tim con người chẳng khác nào như cái máy chánh để trử sự sống, cũng phải bị thâm nhập và làm cho sự lao động quá chừng đổi thiêng-liêng đã định, thối thúc huyết mạch phải vận động vô chừng, mà làm cho sanh khí ở phổi chẳng đủ ngày giờ nhuận huyết tinh-sạch cho đặng, trược huyết ấy thối lại cùng trong thân thể, để vật chất ô-trược vào trong sanh vật, mỗi khối ăn nhằm phải bịnh, một ngày thêm một chút, hết cường tráng, cốt tủy lần lần phải chết , thì thân thể các con phải bị chết theo.
Nhiều kẻ bị chết nửa thân mình vì rượu, nên ra đến đổi .

Thầy dạy về cái hại của của phần hồn các con :
Thầy nói cái Nhơn thần là Nhị-xác-thân, các con là khí chất ( le sperme ), nó bao bọc thân thể các con như khuôn bọc vậy, nơi trung tim của nó là óc, nơi cửa xuất nhập của nó lả mỏ-ác, gọi tiếng chữ là Vi-Hộ, nơi ấy Hộ-pháp thường đứng mà gìn giữ inh của các con. Khi luyện thành Ðo đặng hiệp một với Khí, rồi mới đưa thấu đến Chơn-thần,
hiệp Một mà siêu phàm nhập Thánh.
Vậy thi óc là nguồn cội của Khí, mà óc cung bị huyết vận động vô chững, làm cho đến đổi loạn tán đi, thì chơn-thần thế nào đặng an tịnh điều khiển, thân thể phải ra ngây dại, trở
lại chất thú hình, mất phẩm nhơn loại rồi, còn mong chi đặng phẩm Thần, Thánh, Tiên, Phật. Lại nữa, buổi loạn Thần ấy để cửa trống cho tà mị xung đột vào, giục các con làm việc tội tình mà phải chịu phần luân hồi muôn kiếp.
Vậy Thầy cấm các con uống rượu, nghe à !
5. Bất Vọng Ngữ (TNHT, tr.174/1972)
Tại sao cấm "Vọng Ngữ ? .
Thầy đã nói rằng nơi thân phàm các con, mỗi đứa Thầy đều cho một Chơn-linh gìn giữ Chơn-mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng : Ðấng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại dặng phép giao thông cùng cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật và các Ðấng trọn lành nơi Ngọc-Hư-Cung Nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai , đặng dâng vào Tòa Phán Xét. Bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả ; lại nữa các Chơn-linh ấy, tánh Thánh nơi mình đã chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà lại dạy dỗ các con, thưởng nghe đời gọi lộn "Lương-tâm" là đó.
Bởi vậy chư Hiền , chư Thánh Nho nói rằng : " Khi Nhơn tức khi tâm, Hoạch tội ư thiên,
 vô sở đảo dã " .
Như các con nói dối , trước khi chưa dối với người, thì các con đã dối với lương-tâm, tức là Chơn-linh. Thầy đã nói Chơn linh ấy đem nạp vào Tòa Phán-xét từ lời nói của các con ; dầu những lời nói ấy không thực hành mặc dầu, chớ tội tình cũng đồng một thể.
Nơi Tòa Phán-xét, chẳng một lời nói vô ích mà bỏ, nên Thầy dạy các con phải cẩn ngôn, cẩn hạnh, thà là các con làm tội mà chịu tội cho đành, hơn là các con nói tội mà phải
man trọng hình đồng một thể. Các con khá nhớ !
Tứ Ðại Ðiều Qui
Tân Luật Chương 5 Ðiều thứ 22
Ðiều thứ 22 .- Buộc phải trau giồi đức hạnh giữ theo Tứ Ðại Ðiều Qui là :
1 - Phải tuân lời dạy cha bề trên, chẳng hổ chịu cho bực thấp hơn điều độ. Ðối với trên đừng lờn dễ, trên dạy dưới lấy lễ dưới gián trên đừng thất khiêm cung. Lấy lễ hòa người. Lỡ lầm lỗi phải ăn-năn chịu thiệt.
2. Chớ khoe tài , đừng cao ngạo, hãy quên mình mà làm nên cho người . Giúp người nên Ðạo, đừng nhớ cừu riêng, chớ che lấp người hiền.
3. Bạc tiền xuất nhập phân minh , đừng mượn vay không trả.
4. Trước mặt sau lưng cung đồng một bực , đừng kính trước rồi khi sau. Ðừng thấy đồng-đạo tranh đua ngồi mà xem không để lời hòa giải, đừng lấy chung làm riêng , đừng vụ riêng mà bỏ việc chung. Pháp-luật phải tuân, đừng lấy ý riêng mà trái trên dễ dưới,
đừng cậy quyền mà yểm tài người.
Vấn số 21 : Ðã nói Ðức Chí Tôn Cao-Ðài Thượng-Ðế mở đại ân-xá kỳ ba, sao còn bắt buộc môn-đồ duy-trì cựu luật của Phật giáo : như giữ ngũ-giới cấm chẳng hạn, rất là khổ cực ?
Ðáp : Tuy Ðức Cao-Ðài Thượng-Ðế mở cuộc đại ân-xá
nhưng buộc nhơn sanh phải gìn giữ giới-luật, vì đó là những nấc thang tối thiểu của mỗi người tu hành muốn tiến lên hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật phải tuân theo, mới gọi là những bậc siêu nhân Thánh-triết. Có lẽ đâu trên Thiên-Ðình hay cõi Niết Bàn lại dung chứa những hạng người độc-ác, sát nhơn hại vật, có tánh ích kỷ, gian-dối, tham lam, trộm cắp, say-sưa, đàng-điếm, thiếu lòng nhân ái, từ thiện đối với đông loại thú cầm. Như vậy cảnh Thiên-Ðàng Cực-lạc đâu khác gì cõi phàm tục xấu xa tội-lỗi.
Chính trong Thánh-ngôn hiệp-tuyển Thầy cũng có than thở như vầy : " Sao
Thầy buồn ? Các con ôi ! Các con đâu chịu lắm khổ nảo nơi biển trần nầy..... từ 10.000 năm rồi, đã ở dưới quyền tà-quái áp-chế. Vì vậy mà Thầy phải phế hết Bạch Ngọc Kinh Huỳnh Kim Khuyết, giáng trần độ rổl các con, chớ chi Thầy đến làm cho giảm sự khổ nảo các con chẳng đặng nữa thì thôi, lẽ nào còn lập Tân-luật ràng buộc các con thêm nữa. . . . vì cớ mà Thầy buồn . . . . Thầy tỏ thật cái luật lệ Thầy khiến các con hiệp chung trí mà lập thành đây, nó có ảnh hưởg về Thiên phong Phật sắc của các con nên Thầy buộc mình cam chịu vậy. Chẳng luật-lệ thì trái phép, mà trái phép thì thế nào vào Bạch-ngọc Kinh cho đặng..."
Vấn số 22 : Người tu hành thường bị khảo-thí là do lý nào ?.
Ðáp : Thường nghe ơn Trên dạy "Vô ma khảo bất thành Ðại-Ðạo, cũng như có chịu lửa đốt mới biết vàng càng cao độ , có vào trường khảo thí mới biết sức mình đã vượt lên cao tới đâu, tiến bộ đến bực nào ! Chổ đắc Ðạo của hành -giả là ở chỗ biết klên-trì, nhẫn nại, tinh-tấn tu-luyện, trau-giồi đức hạnh hằng ngày, hằng giờ, hàng phút, không bao giờ nản chí xao lãng, dễ duôi. Thần, Tiên bày trò thử thách , để ma quỉ xúi biểu dỗ dành để đánh giá coi người tu tiến lên đến bực nào .
Thầy có dạy : Thầy đã thả một lu hổ lang ở lộn với các con Thầy hằng xúi chúng nó thừa dịp cắn xé các con, song trước Thầy đã cho các con mặc một bộ thiết-giáp chúng nó chẳng hề thấy đặng, là đạo-đức của các con "Vì đức trọng thì quỉ Thần kinh". Thầy lại căn dặn hãy rán giữ gìn bộ thiết giáp ấy hoài cho tới ngày các con hội hiệp cùng Thầy (TNHT, tr 12) Thầy trước đây có dạy: Ðạo khai thì Tà khởi vậy các con phải hết lòng, hết sức mà gìn giữ lấy mình. -Thầy cũng cho phép yêu quái mạo danh Thầy mà cám dỗ chúng ta, duy Ngai của
Thầy nó không được ngồi mà thôi.
Vậy chúng ta phải rất nên thận trọng về cơ-bứt, đừng vội nghe khen tặng, và nó hay chìu theo dục vọng của mình để bị mê lầm lạc đường Chánh-đạo. Người tu hành khi được khen chớ vội mừng, bị chê chớ vội nản chí, ngả lòng, chê ta đúng
chỗ là Thầy ta, khen ta không đúng chỉ là kẻ hại ta, thi nhiều đậu ít là lẽ hằng. Muốn được chọn làm môn-đệ Thầy hay làm Tiên Phật không phải dễ đâu ! Thầy có dạy:” Như đáng làm môn đệ Thầy thì là Bạch Ngọc Kinh mới chiu rước, còn ngã thì cửa đia-ngục lại mời.
Thương thương ghét ghét ai thấu đáo đó vậy ôi ! Bởi vậy,cho nên Thầy chẳng vì ghét mà không lời quyến dụ, cũng chẳng vì thương mà không sai quỉ dỗ dành (tnht.trg.12/1972).
Vấn số 23 : Phương tu Ðại-Ðạo rất giản tiện là Phước Huệ Song Tu, xin giảì thích giùm.
Ðáp : Phước Huệ song tu là vừa làm Phước-đức, là làm công quả âm-chất, cũng vừa phải lo tu Huệ thêm song song đi đôi với nhau. Tu Huệ là Công-phu thiền-định và tịnh-luyện để
Trí huệ được hoạt khai sáng suốt mẫn tuệ. Công quả trợ giúp cho phần công-phu được dễ dàng và bớt phần khảo đảo làm nền tảng vững vàng cho phần công phu,
luyện Ðạo chóng được kết quả.
Ðức Ðại-Tiên Ngô-minh-Chiêu nhắc nhở phương-pháp TU-THÂN như sau :
TU THÂN có hai cách chuyển tiếp nhau .
1. Là Tu Công,Tu Phước để vun bồi nền âm chất, làm đà vững chắc cho giai đoạn chuyển tiếp

đỡ phần khảo đảo.
2 . - Là Tu Huệ : có Tu Huệ luyện Nội Tâm khai khiếu huyền quang, để cởi bỏ mọi ràng buộc hồng trần giả tạm về hiệp nhứt cùng Thầy.
Muốn được một kiếp trở lại quê xưa, phải song tu mới được. Thiệt là khó khăn vô cùng, nhưng không phải khó mà không thể làm được ".

CHƯƠNG THỨ BẢY
VŨ TRỤ QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN

Vấn số 24 : Xin cho biết thầy có dạy về Vũ Trụ Quan và Nhân Sinh Quan không ?
Ðáp : Trong Thánh-ngôn hiệp-tuyển Tòa Thánh Tây Ninh và Kinh Ðại Thừa Chơn-giáo của Chiếu Minh Tam Thanh Vô-vi Ðức Cao-Ðài Thượng-Ðế đều có dạy về...
Về Vũ-trụ quan, tức là quan niệm về sự thành lập Càn Khôn Vũ-trụ và Tạo Thiên lập Ðịa. Trước khi chưa có gì trong Trời đất, trong khoảng hồng-mông Vô-cực mênh-mông mờ-mờ mịt mịt, có một khí lưu-hành gọi là Hư Vô Chi Khí, lâu đờI nhiều kiếp khí ấy mới kết tinh lại thành một khối Ðại-linh Quang hào quang rạng ngời vô cùng rực-rỡ chói-lòa quang minh chiếu diệu khắp mọi nơi. Ðó là vị Chúa-tể Càn Khôn Vũ-Trụ gọi là Ðực Ngọc-Hoàng Thượng-Ðế, Là Thầy, Thầy mới tạo nên Ngồi Thái-Cực để Thầy ngự. Bởi vậy, Thầy hằng dạy: Khí HƯ-Vô Sanh có một mình Thầy, một Chơn Thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loạI trong Càn Khôn Thế giới. NÊN CHI CÁC CON LÀ THẦY; THẦY LÀ CÁC CON. Nếu không có Thầy, thì không có chi trong Càn Khôn Thế giớI nầy, mà nếu không có Khí Hư Vô chi Khí thì không có Thầy”
(TNHT, trg. 27-28/1972)
Thầy mới phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, tức là Âm Dương. Hai khối điễn quang ấy gác chồng nhau làm hình chữ thập có 4 cánh mới sanh ra Tứ Tượng. Chữ thập đó mới vần vần quanh lộn , chạy lăn tròn như chong-chóng mà văng túa ra muôn ngàn triệu quả tinh cầu thế giới (ÐTCG,trg. 55-56)6) Vì chữ thập ấy ở dưới có 4 cái bóng gọi là Tứ âm. Tứ âm với Tứ Dương tác thành Bát Quái biến hóa vô cùng, vô tận tạo thành Càn Khôn Vũ-trụ muôn loài vạn vật (xem thêm chữ Ðạo giải thích ở mục Vấn số: 2 trang 4)
Về Nhân Singh quan, tức là quan-niệm của Cao Ðài Giáo
về nguồn gốc của con người đã được dạy một lượt với Vũ Trụ
Quan ở trên qua cầu : Thầy là các con ,Thầy là Khối ÐạI Linh Quang, con người là những điểm Tiểu-linh-quang của Thượng Ðế phát ban cho xuống thế-gian để mà học hỏi trụi rèn , tu luyện để trở nên những hàng thượng đẳng chúng sanh là chư Thần, Thánh, Tiên, Phật để giúp cho Thiên-cơ vận chuyển điều hòa.
Linh hồn con người xuống cõi tạm nầy, tạm mượn xác thân huyết nhục, do
tứ đại giả hiệp kết thành, làm nơi trú ngụ một thời gian hữu hạn không quá 100 năm, chớ đừng tưởng lầm là nơi vĩnh cửu trường tồn bết diệt, mà ôm chầm bám viu, chìu chuộng quá lẻ hoặc thương tiếc khi nó không tòn tại được, vì hữu hình hữu hoạI là lẽ hằng thường xưa nay.
Vấn số 25 : Thánh-gián có dạy về cái chết của con người không ?
Ðáp : Thầy Có dạy như sau : các Con Sanh ra tại thế nầy
chịu khổ não tại thế nầy, rồi chết cũng tại thế nầy. Thầy hỏi : Các con chết rồi các con ra thế nào ? Các con đi đâu ? - Thầy dạy : Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm , chịu chuyển kiếp muôn ngàn lần mớI đến địa vị nhơn phẩm . Nhơn phẩm ở nơi thế này lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng.
Ðứng bậc Ðế-vương nơi quả dịa cầu 68 nầy ,chưa bằng bậc chót của quả địa cầu 67. Trong Ðịa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của mỗi địa cầu càng
tăng thêm hoài cho tới "Ðệ nhứt cầu " , Tam-thiên Thế giới, qua khỏi Tam-thiên Thế-giới thì đến Từ Ðại Bộ Châu, mới vào đặng Tam-thập Lục-thiên, rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mớI đặng lên đến Bạch-ngọc-kình, là nơi Ðạo-phật gọi là Niết Bàn đó vậy (TNHT,tí.60/1972)
Bởi thế Thánh nhân có nói : "Vi nhân nan đắc " có nghĩa là sanh được làm người rất khó khăn vô cùng, phải trải qua muôn muôn ngàn kiếp hy-sinh, từ vật chất, thảo mộc, thú-cầm mớI tiến hóa lên đặng làm người nào có dễ dầu gì . Nay dặng làm người chớ khá dễ duôi,vì ở vào hàng thượng đẳng chúng sanh rắp ranh các hàng Thần, Thánh, Tiên, Phật, dù còn có một bước nữa là ngang hàng cùng các đấng thiêng liêng ấy, siêu, đọa tự nơi mình, vì mình đã được Thượng-Ðế ban cho đủ quyền năng như Ngài để có trở về cùng Ngài một khi làm xong bổn phận vi nhân tại thế. Thầy có dạy :

Có Trời mới có chúng sanh ,
Có con, con mới tu thành Phật,Tiên.
Con là một Thiêng-liêng tại thế,
Cùng với Thầy đồng thể Linh-quang,
Khóa chìa con đã sẵn sàng,
Khi vào cõi tục, khi sang Thiên-đàng.
Ðức Lê-Ðại-Tiên cung có dạy :
Phật là đại-giác siêu sanh,
Người là chư Phật sẽ thành tương lai
Tu là học để làm Trời,
Phải đâu muôn kiếp làm người thế gian.
CHƯƠNG THỨ TÁM
QUAN NIỆM VỀ THIÊN ÐÀNG ÐỊA NGỤC

Vấn số 26 : Quan-niệm về Thiên Ðàng Ðịa Ngục Cao-Ðài-giáo như thế nào ?
Ðáp : Giáo-lý Cao-Ðài có dạy như sau về vấn đề Thiên Ðàng Ðịa ngục. Trong đời người Thiên Ðàng và Ðịa Ngục có hai giai đoạn, một là khi con người đang sống ở thế-gian, hai là khi con người chết lìa bỏ xác phàm.
Khi con người côn sống ở thế-gian. Thiên-đàng, Ðịa-ngục đều ở nơi tâm của mình. Ðức Quan-thế-âm Bồ-Tát có giáng cơ dạy như sau :
Thiên-đàng, Ðịa ngục là đâu ? Có phải ở trên vòm Trời sâu thẳm hay ở dưới đáy biển lòng đất sâu dày đó chăng ? Tất cả Thiên -đàng , Ðịa ngục đều có tự nơi tâm con người của chư đệ muội. Nếu chư hiền đệ muội biết hướng thượng, biết dùng thiện lương chơn tánh, biết trau-giồi báu ngọc mâu-ni, thì chư hiền đệ muội sẽ có một cảnh Thiên-đàng trong nội-tâm ngày ngày an-lạc Ngược lại, chư hiền đệ muội mãi tiến bước trên đường dục vọng, buông bắt những ảo ảnh phù hoa ,làm sao tránh được cảnh buồn vui cười khóc, được, mất, nhục vinh. Những thứ ấy sẽ bám víu thân phàm cho lao-lung cằn-cỗì, làm cho tâm trí lu-mờ, ngày đêm không dứt ưu-tư tính toán, nếu rủi may trong giây phút vào kiếp nạn tám tai ba, thì lại càng thêm bi đát. Ðó là Ðịa-ngục đã diễn ra trước mắt trong cuộc đời của chư đệ muội .
Hai đường siêu, đọa không xa lắm, cũng chẳng khó tìm , chỉ một niệm khởi sanh là biết dó rằng siêu hay đọa. Người tu hành không tìm đạo-lý ở ngoài thân, mà phải tìm ở nội-tâm".
Ðức Di-Lạc Thiên-Tôn cũng có dạy tương tợ :
Thiên-đàng Cực-lạc không phải chỉ ở trong tưởng tượng mông-lung chín từng mây bạc và A-tỳ Ðịa-ngục cũng không ở tại lòng đất âm u trung-tâm điềm địa-cầu mà chính là ở tại tâm trung của mỗi người" .
Ðó là khi con người còn đang sống ở thế-gian. Còn khi con ngưởl chết,
lìa bỏ xác phàm thì như thế nào ?
Chúng tôi có giải thích về Vũ-trụ-quan và Nhân-sinh Quan ở mục Vấn số 24 ở phần trước . Trước khi được làm người loài người phải trải qua công cuộc tiến hóa từng muôn ngàn kiếp, từ vật chất, thảo-mộc , thú-cầm đến nhân phẩm, trên quả địa-cầu chúng ta đang ở là đia-cầu 68 trong số 72 địa cầu.
Chúng ta phải tiến hóa đến đệ Nhứt cầu , Tam-thiên thế giới, Tứ đại Bộ-châu mới vào đặng Tam-thập lục-thiên, rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa mới vào đặng Bạch-ngọc-kinh mà Ðạo-phật gọi là Niết-bàn. Con đường tiến hóa
của nhơn loại để trở về Thượng-Ðế thật là "thiên nan vạn nan" nếu không có những kỳ đại-ân xá của Chí Tôn Thượng-Ðế. Chúng ta được sanh vào thời kỳ đại-ân-xá lần thứ ba đây thật là một diễm phúc lớn lao.
Sau khi hồn lra khỏi xác phàm, nếu sanh tiền biết lo tu tâm dưỡng tánh , biết cải dữ làm lành, hằng lo giúp đời, lập công bồi đức thì Linh-hồn được đưa về Thượng-giới mà an hưởng thanh nhàn một thời gian rồi trở xuống tiếp tục tu học, lập thêm công đức cho đày đủ và chuyên cần công-phu tu-luyện cho được viên mãn mới mong về đặng Bạch-ngọc-kinh hay Niết Bàn mà an hưởng cảnh thanh nhàn Cực-lạc thiên niên bất hoại.
Nếu chưa đủ, lại phải trở xuống thế-gian mà tu-luyện thêm mới cho đến khi viên mãn mới được trở về vĩnh viễn.
Còn nếu, con người sanh tiền gây nhiều oan-trái nghiệp duyên, thì phải chịu trầm luân lên xuống mà trả cho dứt tuyệt.
Bởi thể, nên hiểu Ðạo, giác ngộ tu hành rồi, thì phải lo trả dứt nợ tiền khiên và không gây thêm điều oan trái chi nữa để khỏi trở lại thế gian trả cho dứt nợ.
Hoặc đâ gây nhiều tội ác nặng nề , đối với người hay Trời đất lúc sanh tiền mà chưa đền trả hết trên thế gian theo đúng luật nhân quả, thì linh-hồn vì bị mất gần hết điểm chơn-dương sẽ bi trầm đọa xuống những Ðịa cầu nặng nề âm-u, trọng trược vì thiếu ánh thiêng-liêng của Ðức Chí Tôn chiếu xuống tới.
Ðức Bát Nương Diêu-trì Cung gọi nơi ấy là âm-quang nghĩa là âm-cảnh hay là Ðịa-ngục u minh, hoặc Diêm-đình của chư Thánh khi xưa đặt hiệu. Vậy thì nơi ấy là những chốn phạt
tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn quả buộc ràng, luân hồi chuyển thế nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong đô địa phủ của mê tín gieo truyền (TNHT,tr.190/1972 )
Trong Kinh Ðại-thừa Chơn-giáo ,Thầy có dạy như sau :
"Nếu các con cho rằng Ðịa-ngục ở dưới đất thì lầm lắm. Trong trung-tim trái đất toàn là lửa không, còn bốn phương thì phân ra gió mưa nóng lạnh. Và trong Vũ-trụ nầy có biết bao nhiêu là trái Ðịa-cầu, những trái thanh thì vượt nổi lên trên mà hưởng lấy khí Dương rất đỗi nhẹ-nhàng sáng suốt, còn những trái trọng trược thì chìm lặn xuống dưới mà bị lấy khí âm,
rất nên đen tối u-minh.
Vậy nếu các con, hoặc đã phạm tội với Trời, hoặc mang đại ác với người, thì linh hồn phải bị đọa nơi mấy trái Ðịa cầu âm khí nặng nề khốn nạn ấy để chịu buồn rầu khổ cực, nhức nhối tâm hồn, xốn xang trí nảo. Ðó là nhơn quả nghiệp chướng oan gia của các con đã tạo gieo, nó theo các con mà hành phạt lấy các con ;
chớ không có cưa xẻ trừng trị theo như người ta hiểu lầm,
thường gọi là Thập-điện Diêm Vương đâu. (ÐTCG ,tr.177).
Vấn số 27 : Vậy chớ sao trong kinh sách có vẽ hình Thập-điện Diêm-vương và Quỉ sứ có những hình phạt hết sức gớm ghê như cưa xẻ, nấu dầu, thả vào ao cho rắn độc cắn ,
thiêu đốt v.v. . . . ? .
Ðáp : Ðó là vì thuở xưa, con người còn lạc hậu chưa được học hỏi nhiều và chưa văn minh tiến hóa nhờ khoa học như ngày nay,nên các Ðấng tiền-bối tạm mượn hình tượng, để răn
những người hung ác cho họ thấy sợ mà không dám gây nên tội ác, chữa cải tội tình. Ðó là phương tiện để tùy duyên hóa độ nhơn sanh theo thời kỳ và theo dân trí của các dân tộc. Chớ thực sự Thiên-đàng và Ðịa-ngục, khi còn sống ở thế gian đều do nội tâm, và khi thoát xác rời thì linh hồn sẽ được siêu lên Thượng giới để an hưởng thanh nhàn hay bị đọa xuống những miền âm cảnh trọng trước nặng nề, âm-u , tối- tăm, tâm hồn bi dày vò xốn xang không biết bao giờ thoát khỏi, không khác nào Ngục-tối ở trần gian bị chung thân cấm cố vậy.
Vấn số 26 : Quan-niệm về Thiên Ðàng Ðịa Ngục Cao-Ðài-giáo như thế nào ?
Ðáp : Giáo-lý Cao-Ðài có dạy như sau về vấn đề Thiên Ðàng Ðịa ngục. Trong đời người Thiên Ðàng và Ðịa Ngục có hai giai đoạn, một là khi con người đang sống ở thế-gian, hai là khi con người chết lìa bỏ xác phàm.
Khi con người côn sống ở thế-gian. Thiên-đàng, Ðịa-ngục đều ở nơi tâm của mình. Ðức Quan-thế-âm Bồ-Tát có giáng cơ dạy như sau :
Thiên-đàng, Ðịa ngục là đâu ? Có phải ở trên vòm Trời sâu thẳm hay ở dưới đáy biển lòng đất sâu dày đó chăng ? Tất cả Thiên -đàng , Ðịa ngục đều có tự nơi tâm con người của chư đệ muội. Nếu chư hiền đệ muội biết hướng thượng, biết dùng thiện lương chơn tánh, biết trau-giồi báu ngọc mâu-ni, thì chư hiền đệ muội sẽ có một cảnh Thiên-đàng trong nội-tâm ngày ngày an-lạc Ngược lại, chư hiền đệ muội mãi tiến bước trên đường dục vọng, buông bắt những ảo ảnh phù hoa ,làm sao tránh được cảnh buồn vui cười khóc, được, mất, nhục vinh. Những thứ ấy sẽ bám víu thân phàm cho lao-lung cằn-cỗì, làm cho tâm trí lu-mờ, ngày đêm không dứt ưu-tư tính toán, nếu rủi may trong giây phút vào kiếp nạn tám tai ba, thì lại càng thêm bi đát. Ðó là Ðịa-ngục đã diễn ra trước mắt trong cuộc đời của chư đệ muội .
Hai đường siêu, đọa không xa lắm, cũng chẳng khó tìm , chỉ một niệm khởi sanh là biết dó rằng siêu hay đọa. Người tu hành không tìm đạo-lý ở ngoài thân, mà phải tìm ở nội-tâm".
Ðức Di-Lạc Thiên-Tôn cũng có dạy tương tợ :
Thiên-đàng Cực-lạc không phải chỉ ở trong tưởng tượng mông-lung chínTrong Kinh Ðại-thừa Chơn-giáo ,Thầy có dạy như sau :
"Nếu các con cho rằng Ðịa-ngục ở dưới đất thì lầm lắm. Trong trung-tim trái đất toàn là lửa không, còn bốn phương thì phân ra gió mưa nóng lạnh. Và trong Vũ-trụ nầy có biết bao nhiêu là trái Ðịa-cầu, những trái thanh thì vượt nổi lên trên mà hưởng lấy khí Dương rất đỗi nhẹ-nhàng sáng suốt, còn những trái trọng trược thì chìm lặn xuống dưới mà bị lấy khí âm,
rất nên đen tối u-minh.
Vậy nếu các con, hoặc đã phạm tội với Trời, hoặc mang đại ác với người, thì linh hồn phải bị đọa nơi mấy trái Ðịa cầu âm khí nặng nề khốn nạn ấy để chịu buồn rầu khổ cực, nhức nhối tâm hồn, xốn xang trí nảo. Ðó là nhơn quả nghiệp chướng oan gia của các con đã tạo gieo, nó theo các con mà hành phạt lấy các con ; chớ không có cưa xẻ trừng trị theo như người ta hiểu lầm, thường gọi là Thập-điện Diêm Vương đâu. (ÐTCG ,tr.177).
Vấn số 27 : Vậy chớ sao trong kinh sách có vẽ hình Thập-điện Diêm-vương và Quỉ sứ có những hình phạt hết sức gớm ghê như cưa xẻ, nấu dầu, thả vào ao cho rắn độc cắn ,
thiêu đốt v.v. . . . ?
. Ðáp : Ðó là vì thuở xưa, con người còn lạc hậu chưa được học hỏi nhiều và chưa văn minh tiến hóa nhờ khoa học như ngày nay,nên các Ðấng tiền-bối tạm mượn hình tượng, để răn
những người hung ác cho họ thấy sợ mà không dám gây nên tội ác, chữa cải tội tình. Ðó là phương tiện để tùy duyên hóa độ nhơn sanh theo thời kỳ và theo dân trí của các dân tộc. Chớ thực sự Thiên-đàng và Ðịa-ngục, khi còn sống ở thế gian đều do nội tâm, và khi thoát xác rời thì linh hồn sẽ được siêu lên Thượng giới để an hưởng thanh nhàn hay bị đọa xuống những miền âm cảnh trọng trước nặng nề, âm-u , tối- tăm, tâm hồn bi dày vò xốn xang không biết bao giờ thoát khỏi, không khác nào Ngục-tối ở trần gian bị chung thân cấm cố vậy.

CHƯƠNG THỨ CHÍN
VIỆC THỌ BỬU PHÁP

Vấn số 28 : Trong Thánh ngôn hiệp-tuyển , tr.13/1972 , Ðức Chí-tôn có dạy cho Ngài L... tức Ngài Ngọc Ðầu-sư Lê-văn Lịch đã tu theo Ðạo Minh-sư :
Muốn tròn hai chữ phổ-độ phải làm thế nào ? Thầy hỏi:
Phải bày Bửu Pháp chớ không đặng dấu nữa.
Con phải luyện lại cho thành, nội trong tháng năm này về theo Tr. .
. đặng đi truyền Ðạo nghe và tuân theo. Nơi trang 19/1972 Thầy cũng nhắc :
Hữu ngã đồ Thái-Ðầu-sư tại thử, nhĩ vô thức luyện-Ðạo.
Ngã phái Ngọc-Ðầu sư chỉ giáo thọ Pháp. Nhữ đẳng tu thọ pháp, tu thọ-pháp. Khâm tai ! Và ở trang 26, Thầy lại nhắc : Ngọc Ðầu Sư khả tu truyền Pháp, thuyết Ðạo.
Kẻ nào giữ trai giới đặng mười ngày đổ lên, thọ bửu pháp đặng.
Xin hỏi: Vì tại sao, chư môn-đệ phải giữ trai giới ? Có lẽ việc thọ bửu pháp rất quan-trọng trong việc tu hành nên Thầy căn dặn mấy phen, xin vui lòng giải thích .
Ðáp : Ðúng là việc thọ và truyền bửu pháp rất quan trọng nên Thầy buộc ít lắm phải trai giới mười ngày đổ lên, tức là từ 10 ngày đổ lên trong một tháng mới được thọ Pháp.
Bửu-pháp là cái Pháp rất quí báu vô cùng, là Bác-nhã thuyền đưa người tu hành thọ trì được trở nên hàng Thánh, Tiên, Phật, thoát kiếp luân hồi sanh tử.
Muốn được trở về hội hiệp cũng Thầy Thượng-Ðế ở Thượng giới Bạch-ngọc-kinh hay Niết Bàn là nơi cực-kỳ tinh khiết nhẹ-nhàng trong sạch hơn không-khí trần gian nầy muôn ngàn triệu lần, nếu không có cái thể xác vô hình, huyền-diệu thiêng-liêng do nơi Tinh, Khí, Thần luyện thành thì không

thể ra khỏi khí quyển nầy được.
Ðức Chí Tôn có cắt nghĩa về xác thân thiêng liêng như sau :
Mổi kẻ phàm dưới thế nầy đều có 2 xác thân: Một phàm gọi là corporel, Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng llêng do nơi cái phàm mà ra nên gọi nó là bán hữu hình,
vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành.
Nó nhẹ-nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra,
thì lấy hlnh ânh xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc Ðạo mà có Tinh, Khí,
không có Thần thì không thể nhập mà hằng sống đặng.
Còn có Thần không có Tinh, Khí thì khó huờn đặng Nhị xác-thân.
Vậy ba báu ấy phải hiệp mới đặng. Nó vẫn là chất, tức hiệp với không khí Tiên Thiên,
mà trong khí Tiên-thiên thì hằng có điễn quang. Cái Chơn-thần buộc phải tinh,
tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn-khôn đặng.
Nó phải có bổn-nguyên chí Thánh, chí thiện, chí Phật mới xuất Thánh Tiên, Phật đặng.
Phải có một thân phàm tinh khiết mới xuất Chơn-thần tinh khiết. Nếu như các con còn ăn mặn luyện Ðạo rủi có ấn chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng ?
Như rủi bị huờn, thì đến khi đắc đạo, cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon conducteur d 'électricitê) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bực Nhân Tiên thì kiếp đọa trần cũng còn chưa mãn.
Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng luyện đạo . ( TNHT, tr. 26-27/1972 ) .
Thầy cũng có nhắc : Dầu cho một vị Ðại-La Thiên-Ðế xuống trần mà không Tu-luyện cũng khó mong trở lại ngôi xưa vị cũ. Vì lý do đó mà ngưởl tu hành ( cầu tu giải thoát kiếp luân hồi sanh tử ) cần phải tu-luyện mà Thầy chuyển cho Ðức Ngô-Minh-Chiêu thọ Ðạo-pháp nơi Thầy, tu luyện cho có ấn chứng để độ lại môn-đệ của Thầy sau này.
Cũng vì lý do đó nên 10 năm sau khi Cơ Phổ-Ðộ phô bày thật tướng với Thánh-thể Ðức Chí Tôn tại thế nơi các Thánh thất Thánh tịnh, Thầy mới ban truyền Vô-Vi Tâm-pháp nơi quyển kinh Ðại-thừa Chơn-giáo , qua Phái Chiếu-Minh Tam Thanh Vô Vi có sứ mạng về Nội-giáo Tâm-truyền song-song với Cơ Phổ-Ðộ
( Ngoại-giáo Công-truyền ) để tuyển độ. Các hàng nguyên-căn quyết cầu tu giải thoát, chuyên tâm , bền chí, công phu tu-luyện và bồi công lập đức cho đầy đủ để được trở lại ngôi xưa vi cũ, hội hiệp cùng Thầy Chí Tôn Thượng-Ðế.
Vấn số 29 : Xin vui lòng giải thích sự ích lợl của Ðạo Pháp đối với người tu hành .
Ðáp : Ðạo-pháp là phương-pháp tu luyện của người tu hành để đạt được một đời sống thiên nhiên,

ung-dung tự-tại.
" Ðạo là sức sống thiên nhiên ,
Pháp là một Bác-nhã thuyền sang sông.
Ðạo-pháp là phương-pháp cứu đời thực-tiển, chớ không phải để ru-ngủ hay cho ăn bánh vẽ (Ðức Ðông-Phương Lão Tổ) .
Các vị Tiên-gia hay Phật tử đều đã thực nghiệm tu chứngg xưa nay, chớ không là điều dị đoan mê-tín. Ðạo-pháp không phải là bánh vẽ mà cũng là Khoa-học thực nghiệm để làm cho cơ thể được cường tráng khoẻ mạnh và không sử dụng bùa chú ếm-đối dị-đoan. Tác dụng của Ðạo-pháp đem lại 3 điều lợi-ích cho người tu hành là:
1 - Trước là điều hòa Thần Khí, an định thân tâm. Thần Khí, Thân Tâm có được điều hòa an-dịnh thì con người luôn luôn được tươi nhuận khoẻ mạnh ít bận lo về thuốc men tốn kém thiếu hụt.
2.- Thứ hai là cho tâm linh được mẫn tuệ, minh-linh, sáng-suốt để tự chọn đường lối, xử sự về Ðạo cũng như về đời cho hợp đạo-lý và hiểu được những sự rủi may,
tốt xấu sắp xảy đến cho mình.
3.- Ba là hội tụ điển lành từ nội tâm phát ra lời nói êm ái dịu- dàng , dễ thương , dễ cảm , để có thể chinh phục tha nhân vào đường chánh giáo.
Ðó là ba điểm chính yếu thực tiển của Ðạo-pháp ngay khi còn tại thế gian . Còn việc thành Tiên tác Phật , đó là thứ yếu mà thôi hễ công viên quả mãn đương nhiên kết thành quả vị, nhưng đó là giai-đoạn ở cõi hư linh. Về việc thọ truyền Bửu Pháp

Tân-luật, Chương II , điều 13 , có ghi rõ : Trong hàng Hạ Thừa, ai giữ trai kỳ từ 10 ngày sắp lên , được thọ truyền Bửu- Pháp vào Tịnh-thất có người chỉ tu-luyện.  

Thư Viện 1      4   5