Chơn-lý đạo Khổng


Lời nói đầu

Ở Á-Ðông trong khoảng thời gian từ năm 658 dến năm 551 trước Tây lịch ba vị Thánh nhơn đã lần lượt xuất hiện đóng vai Giáo-Chủ ba mối Ðạo là : Thích-giáo, Ðạo-giáo và Nho-giáo.
Vào năm 658 trưóc Tây lịch Ðức Thích-Ca lâm phàm tại xứ Népal hay Népaul thuộc Bắc Ấn-Ðộ. Mối Ðạo của Ngài chủ trương giải khổ nhân loại.
Vào năm 604 trước Tây lịch tại Tỉnh Hồ Nam thuộc miền Hoa-Nam nước Tàu, Ðức Lão-Tử hạ phàm mở ra mối Ðạo chủ trương thoát tục siêu phàm theo con đường "Tu Thân Xử Thế ", nhưng rất lãnh đạm với cuộc dời và thích sống ẩn dật không cần tiếng tăm với đời
Sau cùng vào năm 551 trước Tây lịch, tại làng Khúc-Phụ, huyện Xương-Bình, Tỉnh Sơn-Ðông nước Tàu, Ðức Khổng-Tử ra đời làm sống lại mối Ðạo thời cổ Trung-Hoa mệnh danh là Nho-giáo. Nho-giáo chủ trương Nhập-Thế và trái lại, đặt nhẹ vấn đề xuất thế, nhìn đời với con mắt lạc quan chớ không phải với con mắt bi quan, tôn trọng sự sống vì đó là sự thị hiện đức háo sanh của Trời và tìm sự an lạc trong sự làm tròn phận sự con người tại thế.
Xem như thế thì chúng ta thấy rằng ba giáo nói trên khác nhau về hình-nhi-thượng cũng như về hình-nhi-hạ.
Sự khác biệt ấy chẳng qua là hậu quả của khí hậu và phong tục, tập quán của mỗi địa phương, nơi mà ba giáo đã chào đời.
Ngay khi Tam Vị Thánh-Nhân còn tại tiền và cả ngàn năm sau khi các Ngài đã khuất bóng, ba Tôn giáo nói trên đều được coi là ba con đường riêng biệt, và các môn đồ của Khổng Giáo chủ trương nhập thế một cách thực tế đã không ngần ngại đả kích các môn đồ Phật, Lão, mà họ cho là hạng người yếm thế, ảo tưởng, có hại cho nhân quần xã hội (xem quyển Sãi Vãi của cụ Nguyễn Cư Trinh).
Mãi đến thời Tam Quốc và từ đó trở đi, bắt dầu mới có các triết thuyết đã mạnh bạo nêu lên thuyết Tam-Giáo Ðồng-Nguyên, hầu làm hạ xuống, nếu không nói là mất hẳn "Phong trào bài xích Lão, Phật" chi dồ của các Nho gia.
Ðến thế kỷ thứ 15 có Ðạo-gia Ngô-Chi-Hạc (Hou-Tché-Ho), người Tàu, đề xướng lên Ðạo Tam-Thanh chuyên thờ Ba Vị Giáo-Chủ Tam-Giáo là : Ðức Thích-Ca, Ðức Lão-Tử và Ðức Khổng-Tử.
ở nước ta, dưới triều Nhà Lý (1010-1225) và dưới Triều Nhà Trần (1225-1400) tư tưởng Tam-Giáo Ðồng Nguyên dã được phổ cập khắp trong nước. Ngay tại Triều-đình các Vua Nhà Lý cũng như ba Vua đầu Nhà Trần đều trọng vọng Ðại-diện Ba Giáo. Họ dược Nhà Vua ban cho chức Quan (Phật quan, Lão-quan) và được Vua coi như Quốc-sư nơi chốn Triều-đình.
Tuy là tình trạng giữa Ba Giáo không căng thẳng như trước, nhưng không có Ðạo-sĩ, Triết gia nào dám đề xướng lên sự tổng hợp các nguyên tắc căn bản của Ba Giáo.
Phải đợi gần năm thế kỷ sau nữa mới có sự tổng hợp ấy (năm 1926).
Thì đây, vào năm 1926, Ðức Ngọc Hoàng Thượng-Ðế tá danh là cao-đài tiên ông đại bồ tát ma ha tát giáo đạo nam phương đã dùng Thần cơ,diệu bút lập nên một Tôn giáo mới mệnh danh là đại-đạo tam-kỳ phổ-độ với hai Tiêu-ngữ

:"tam giáo qui nguyên - Ngũ chi phục nhứt ".
Có người hỏi : "Tại Á Ðông nầy, trên hai ngàn năm nay đã có Ba Giáo là Nho. Thích, Lão khuyến dân qui thiện. Ngày hôm nay Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ-Ðộ ra đời lại cũng chủ trương hướng dân qui thiện. Phải chăng đó là một việc thừa ?
Xin thưa: "Sự thật không phải thế ! Hướng dân qui thiện không phải là mục đích duy nhứt của Ðại-Ðạo Tam-Kỳ Phổ-Ðộ. Ngoài nó ra còn nhiều mục tiêu nữa rất cần thiết cho nhân loại ngày mai nói chung và cho dân tộc Việt Nam nói riêng.
Ðối với dân tộc Việt, trên mảnh đất chữ S nầy, nó là sự hồi sanh của tư tưởng Tam Giáo Ðồng Nguyên dưới hai Triều Lý Trần. Nó lại còn đi xa hơn nữa bằng cách tổng hợp các nguyên tắc căn bản của Ba Tôn Giáo nói trên về Hình Nhi Thượng cũng như Hình Nhi Hạ để lập thành một hệ thống chặt chẽ hợp lý đi từ giai đoạn "Nhập Thế" đến giai đoạn "Xuất Thế "của một cá nhân một cách liên tục và tuần tự nhi tiến. Dân Việt ngày nay có được một Tôn Giáo hoàn toàn Việt, phát xuất tại đất Việt, để nhờ đó không tủi hổ với người trong trong buổi "Hoà tấu Tinh Thần" sắp tới trên hoàn cầu.
Ðối với Trào Lưu Ðại Ðồng Tôn Giáo tương lai, nó sẽ là một trong số các thành phần cấu tạo có trách nhiệm phổ cập tư tưởng trong Vùng Nam Á nầy.
Thật là một cuộc cách mạng vĩ đại về phương diện tinh thần mà chỉ có Trời mới dám làm và làm được.
Lẽ dễ hiểu là Tam Giáo tại Á Ðông cũng như muôn ngàn Tôn Giáo khác trên hoàn cầu, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp đã bắt nguồn từ ở nơi Ngài.
Chính Ngài đã cho thị hiện "Nhứt Bổn Tán Vạn Thù" thì ngày nay, ngày giờ đến, Ngài sẽ hạ lịnh "Vạn Thù Qui Nhứt Bổn", nghĩa là, về phương diện tinh thần Vạn Giáo sẽ nhìn nhận đều cùng một gốc mà sinh ra và sẽ chấm dứt sự chống đối và thù nghịch giữa nhau để cùng tạo hòa bình cho thế giới.
Cũng cần nêu lên điểm nầy : Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ là sự tổng hợp các nguyên tắc căn bản của Nho - Thích - Ðạo. Câu ấy không có nghĩa là : Nền Tân Tôn Giáo chỉ là sự vay mượn suông các nguyên tắc căn bản của Tam Giáo, trái lại, ngoài phần tổng hợp nói trên, nó có phần hoàn toàn mới của nó.
Mọi sự nghiên cứu kỹ lưỡng sẽ cho thấy đặc điểm ấy của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Sọan giả cẩn khải, Huệ-Lương
đề-tài : Chơn-lý đạo Khổng qua Tam Kỳ Phổ-Ðộ
Dàn bài tóm lược :
Ị Ðịnh nghĩa đề tài.
IỊ Tiểu sử Ðức Khổng-Tử và giá trị Ðạo Khổng.
IIỊ Chơn lý Ðạo Khổng gồm những gì ?
IV. Sự liên hệ giữa Khổng giáo và Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Các bài Thánh giáo nói về việc nầy từ khi khai Tam Kỳ Phổ- Ðộ đến nay.
V. Chơn lý Ðạo Khổng qua Tam Kỳ Phổ Ðộ hay là :
Sự áp dụng Ðạo Khổng trong Tam Kỳ Phổ Ðộ được thị hiện bằng cách nào ?
A) Hình-Nhi Hạ-Học
B) Hình-Nhi Thượng-Học
VỊ Kết-luận.
chơn-lý đạo khổng qua tam-kỳ phổ-độ

Ị Ðịnh-nghĩa : Chơn lý Ðạo Khổng qua Tam Kỳ Phổ-Ðộ.
Chơn : Cũng đọc là Chân và có nghĩa là : thực (thật), không giả dối, có thực, không phải hư ảo, ảo chất.
Lý : Lẽ
Chơn Lý Ðạo Khổng : có nghĩa là : Bản chất có thực của Ðạo Khổng.
Chơn Lý Ðạo Khổng qua Tam Kỳ Phổ Ðộ có nghĩa là : Bản chất của Ðạo Khổng được áp dụng cho Tam Kỳ Phổ Ðộ (Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ) như thế nào về hai phương diện : Hình Nhi Hạ và Hình Nhi Thượng.
IỊ Tiểu sử Ðức Khổng-Tử :
A) Thân thế : Ðức Khổng-Tử sanh nhằm ngày Canh Tý, tháng 11 đời Vua Linh-Vương nhà Châu (độ vào năm 551 trước Kỷ Nguyên Tây lịch) tại làng Xương-Bình, Huyện Khúc-Phụ, Tỉnh Sơn-Ðông ( Trung-Hoa).
gài dòng dõi của Vi-Tử-Diễn ( Vị-Trọng) nhà Thương. Vi-Tử-Diễn xuống đến Ngài có 14 đời. Vi-Tử-Diễn lại là con giữa của Vua Ðế-Ất nhà Thương (trị vì từ năm 1766 đến năm 1154 trước Tây lịch). Người con lớn của Vua Ðế-Ất là Vi-Tử-Khải và người con út là Ân-Thọ hay là Vua Trụ.

Vi-Tử-Khải truyền đến Khổng-Phụ-Gia (Tổ thứ sáu của Ðức Khổng-Tử) thì chi tộc của Ðức Khổng-Tử được nhà Vua ban cho họ Khổng. Khổng Phụ Gia bị giết .Con là Khổng-Phòng-Thúc, trước ở nước Tống (nay là Tỉnh Hà Nam), sau chạy sang nước Lỗ (Tỉnh Sơn Ðông ngày nay). Vậy nước Lỗ chính là quê hương của Ðức Khổng-Tử vậy.
Thân phụ của Ngài là Khổng -Thúc-Lương cũng được gọi là Thúc-Lương-Hột,làm quan Ðại-Phu tại Ấp Trân, làng Xương-Bình.
Vợ chánh của ông Thúc-Lương-Hột là bà Thi-Thị sanh ra được 9 người con gái. Người vợ lẻ của ông ấy lại sanh được một người con trai tên là Mạnh-Bì có tật què chân.
Ðến lúc gần già ông Thúc-Lương-Hột mới lấy bà Nhan-Thị là người hiền đức. bà Nhan-Thị sợ chồng không trai kế tự mới lên núi Ni-Khưu thành tâm cầu tự. Về đến nhà thì bà thụ thai Ðức Khổng-Tử.
Một bữa kia bà Nhan-Thị thấy một con thú lạ giống như con bò con (con bò mộng) mà có sừng, mình có vảy Rồng. Con thú nầy ngó bà rồi quì xuống nhả ra một cây thước bằng ngọc, trên có đề mấy chữ : Thủy tinh chi tử, kê suy Châu nhi, nhi vi Tố-Vương". Câu ấy có nghĩa là: Con của vì sao Thủy Tinh nối truyền cho Nhà Châu đã suy mà làm Vua không có ngôi. Có chỗ lại cho rằng Ðức Khổng-Tử vốn là vì sao Thủy-Tinh-Tử giáng phàm.
Bà Nhan-Thị thấy con thú lạ nói trên nhưng què hết một chân, bà lấy chỉ tơ điều cột sừng, giữ nó lại và chạy đi cho ông Thúc-Lương-Hột hay. Ông nói rằng:" Ðó là con kỳ lân" . Hai đêm sau con kỳ lân sút dây đi mất.
Sau 11 tháng mang thai, bà Nhan-Thị sanh ra Ðức Khổng-Tử. Khi sanh ra Ngài thì trên nhà có ba con rồng bay đến bao quanh và sau đó có năm ông lão đến viếng. Bởi thế trong bài Kinh Xưng Tụng Ðức Khổng-Tử có câu: "Tam long nhiễu thiết, ngọc thư phù, Ngũ Lão giáng đình v,v.."
Khi sanh ra Ðức Khổng-Tử có hình dạng khác thường : Giữa đỉnh đầu của Ngài lỏm xuống mà chung quanh thì nổi
lên cao như hình núi Ni-Khưu. Vì thế mà song thân của Ngài mới đặt tên Ngài là Khưu (có chỗ gọi là Khâu), tự là Trọng-Ni.
Ngài có nhiều tướng lạ khác như : môi như môi trâu, bàn tay như bàn tay cọp, bộ vai như vai chim Yến, xương sống như xương sống con rùa. Ngài có tướng Ngũ Lộ : mắt lớn, hàm lộ, răng lộ, tai to, mũi rộng v,v...
Khi Ðức Khổng-Tử lên ba tuổi, thân phụ của Ngài mất. Ngài nhờ mẹ là bà Nhan Thị nuôi nấng và dạy dỗ nên người.
Khi Ngài được 19 tuổi thì Ngài mới cưới bà Kiên Quan, người nước Tống về làm vợ. Bà Kiên Quan sanh đặng một đứa con trai đặt tên là Lý Tư là Bá Ngư là vì lúc bà sanh thì Ðức Khổng Tử được Vua ban cho một con cá Lý,

cho nên Ngài mới lấy tên cá Lý mà đặt tên cho con.
Sau Bá Ngư có sanh đặng một người con trai đặt tên là Cấp (Khổng Cấp) tự là Tử Tư.
Ðức Khổng Tử có ra làm quan cho nước Lỗ. Nhưng vì thấy Lỗ Hầu đắm say tửu sắc, bỏ phế việc triều đình cho nên Ngài mới từ quan, bỏ nước Lỗ mà đi châu lưu các nước chư hầu, ước mong tìm được một minh Quân chúa Thánh Ðể Ngài phò tá và nhơn đó xướng minh Thánh Ðạo. Nhưng Ngài thất vọng và trở về nước Lỗ mở trường dạy học trò và san định lục Kinh. Khi Ngài viết Kinh Xuân Thu vừa xong thì có người đến báo có con lân què chân ra. Ngài lấy làm lạ tự hỏi: " Lân ra chi vậy kìa?. Một ít ngày sau lại có người cho hay rằng :"Con lân đã bị một người thợ rừng giết chết rồi !".
Nghe vậy Ngài bèn ôm mặt mà khóc và nói :" Ðường Ngu thời hề ! Lân phụng du ! Kim phi thời hề ! Lai hà cầu? Lân hề ! Lân hề ! Ngã tâm ưu ! Ngã tâm ưu !" Lời than ấy có nghĩa như sau: Ðời Ðường Nghiêu (Họ Ðào Dường), đời Ngu Thuấn ( Họ Hữu Ngu) là hai đời thái bình thạnh trị thì có con lân và chim phụng đến chầu. Nay (đời Xuân Thu : Nhà Châu suy vi, trong nước rối loạn) không phải là đời thái bình, ai biểu lân ra ? Lân ôi ! Lân ôi ! Lòng ta buồn vậy ! Lòng ta buồn vậy !". Ngài lại nói thêm rằng : "Lân xuất ắt có Minh Vương (Thánh Quân) ra đời. Vì không biết thời mà ra mới phải bị người hại". Ngài cho đó là điềm bất tường báo trước mối Ðạo của Ngài đến bước cùng rồi" ( Ngô Ðạo cùn hỉ ! Ngô Ðạo cùn hỉ!). Nói thế rồi Ngài khóc quá nhiều đến nổi sưng cả hai con mắt. Thấy vậy các môn đệ bèn bắt một con bò kết tiền điếu vào cùng mình và dắt nó đến trước mặt Ngài và thưa rằng: " Thưa Thầy , con lân nó đã sống lại rồi đây nầy !" Nghe vậy, Ngài bèn mở mắt ra xem và thất vọng. Ngài than rằng:" Ôi ! nó là con bò, kết tiền nhiều gọi là lân".
Trong một bài Thánh ngôn xưa của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ có câu :
"Bò vàng kết điếu làm lân,
Dở dang sư tử, phân vân phụng hoàng" là vậy.
Câu truyện nói trên được người đời sau ghi lại với nhan đề là: " Khổng Tử khóc lân".
Từ ngày đó trở đi, sức khoẻ Ðức Khổng Tử kém dần cho đến khi Ngài qui vị.
Ðời Vua Ai-Công nước Lỗ, ngày Kỷ Sửu, tháng tư năm thứ 16, sau khi ngọa bịnh bảy ngày Ðức Khổng Tử qui Thiên thọ được 73 tuổi.
B) Ðức tánh :
Khi Ðức Khổng Tử lên ba tuổi, Ngài hay hiệp lại với các trẻ con khác bày ra những đồ vật cúng tế (sách gọi là trở đậu). Như vậy Ngài đã sớm thiên về việc lễ bái ngay khi còn thơ ấu).
Lớn lên Ngài có bổn thân đến đến viếng Nhà Minh Ðường do ông Châu Công ( Chú Vua Võ Vương nhà Châu) lập ra tại cố đô Lạc Dương để chứa những luật lệ và bửu vật cùng các hình tượng của các Thánh hiền đời trước. Nơi đây, Ðức Khổng Tử khảo cứu chế độ miếu đường, những lễ tế giao, tế xã . Sử chép rằng : Khi được 34 tuổi Ngài có đến hỏi Lễ với Ðức Lão Tử và hỏi Nhạc với ông Trành Hoằng. Tính Ngài rất hiếu học và không mắc cở học với kẻ khác ngang hàng hay dưới mình.
Về sự học hành thì Ðức Khổng Tử có cho biết rằng: "Ta từ 15 tuổi đã có chí lo học, qua 30 tuổi mới biết rõ Lễ. Ðến 40 tuổi thì hết mễ lẫn..." Ngài lại nói : "Ta không phải là người sanh ra đã biết, mà chỉ là người ưa Ðạo của Thánh hiền đời xưa, rồi cố sức mà học lấy cho được". Vặy nhờ sự tu học của mình mà Ðức Khổng Tử đã trở nên một bậc học rộng tài cao.
Về cách dạy người thì Ðức Khổng Tử rất chăm học và không bao giờ biết mỏi. Ai có hỏi điều chi thì Ngài chỉ bảo đến nơi đến chốn theo sức hiểu biết của Ngài.
Việc ăn ở của Ngài rất là cẩn thận, rất đúng phép. Một miếng thịt cắt không vuông thì Ngài không ăn; chiếu trải không ngay ngắn thì Ngài không ngồi v,v... Nem, rượu mua ngoài chợ thì Ngài không dùng. Cách Ngài đi dứng rất là đoan chánh nghiêm trang.
Khi giao thiệp với hương đảng, Ngài tỏ ra thật thà, ít nói. ở chốn triều đình Ngài hay biện bạch, nhưng rất kính cẩn.
Khi dự vào các việc tế tự thì trưóc đó Ngài giữ thân tâm cho được tinh khiết, thành kính để giao cảm với Thần minh.
Nhà nghèo, Ngài ăn uống đạm bạc, thô sơ. Lúc nào Ngài cũng vui tươi theo đạo lý.

Phú quí không phải nghĩa thì Ngài coi như phù vân ( mây nổi).
Ðức Khổng Tử rất nhân hậu và thường chia sớt những nỗi khổ đau của những người quanh mình. Ngài ăn không no và trọn ngày không đàn, hát khi bên cạnh nhà Ngài có người chết.
Bình sanh lúc nào Ðức Khổng Tử cũng lo việc sửa mình cho ngay chánh. Ngài nói :"Ðức của mình không sửa cho tốt, học của mình không giảng cho rõ, nghe điều nghĩa mà không làm được, nghe điều dở mà không bỏ được là những cái mà ta rất lo vậy!".
c) Công nghiệp .
Khi Ðức Khổng Tử đựợc 20 tuổi, Ngài được cử làm chức Ủy Lại trông coi sự đong lúa trong kho của chánh phủ.
Sau Ngài được cử giữ chức Tư Chúc Lại trông coi việc nuôi bò, dê, dùng vào việc cúng tế ( như lễ Tế Giao chẳng hạn).
Năm Ngài được 22 tuổi thì mở trường dạy học tại làng Khuyết Lý, nơi sanh trưởng của Ngài.

Năm Ngài được 36 tuổi, nước Lỗ có loạn, Ngài phải chạy sang nước Tề. Vua Tề vời Ngài vào để hỏi việc chánh trị. Ngài trả lời rất vừa ý Tề Hầu. Tề Hầu toan dùng Ngài làm quan thì
có quan Ðại Phu Yến Anh ngăn trở. Thấy thế, Ngài bèn từ giả nước Tề trở về nước Lỗ và tiếp tục mở trường dạy học trò. Ðồng thời, Ngài cũng dụng công suy nghĩ cho tường tận về mối Ðạo của các Thánh hiền đời trước.
Khi Ðức Khổng Tử được trên 50 tuổi thì Vua nước Lỗ triệu Ngài ra và phong cho Ngài chức Trung Ðô Tể ( chức Kinh Thành Phủ Bản: chức Ðô Trưởng ngày nay). Trong thời hạn một năm, bốn phương đều bắt chước cách cai trị của Ngài. Vua Lỗ bèn phong cho Ngài chức Tư Không ( Công Bộ Thượng Thơ) rồi thăng Ngài lên chức Ðại Tư Khấu ( Hình Bộ Thượng Thơ bây giờ).
Giữ chức vụ nầy trong 4 năm, Ðức Khổng Tử bèn nhân cơ hội đặt ra luật lệ để cứu giúp kẻ nghèo khổ; lập ra phép tắc, định rõ những nghi tiết trong việc tống táng người chết.
Sau bốn năm ở chức Ðại Tư Khấu, Ngài được Lỗ Hầu cất lên làm Tướng Quốc ( Tể Tướng : Thủ Tướng ngày nay), quyền nhiếp chính trị trong nước. Ngài bèn trị tội một tên gian thần là Thiếu Chính Mão, phạt tên ấy phải án tử hình. Ba tháng sau khi chấp chánh, nước Lỗ có vẻ thạnh trị. Thấy thế, nước Tề lo sợ bèn dùng mưu phản gián bằng cách đem dưng cho Vua Lỗ một ban nữ nhạc gồm toàn là gái đẹp múa hát rất giỏi. Vua Lỗ say mê ban nữ nhạc ấy đến nỗi ba ngày không lâm triều thính chính. Biết không thể làm gì được, Ðức Khổng Tử bèn từ chức và sang nước Vệ.
Nước Vệ không dùng Ngài, Ngài bèn lần lượt đi châu du khắp các mước như nước Tống, nước Trần, nước Tần, nước Thái, nước Diệp, nước Sở vv... Các nước nầy cũng không dùng Ngài vì học thuyết của Ngài căn cứ vào luân thường đạo nghĩa, không hợp với chính sách "bá đạo" của các nước chư hầu là: Nước lớn ỷ mạnh dùng võ lực thôn tính nước nhỏ, dùng mưu
trí mà đối xử với nhau chớ không chuộng đạo đức nhân nghĩa. Thấy thế,

Ngài bèn trở về nước Lỗ sau mười bốn năm châu lưu khắp Chư quốc.
Lúc ấy Ngài đặng 68 tuổi, Ngài về ở ẩn một nơi chuyên lo sắp đặt lại cho có hệ thống mạch lạc các Kinh như Kinh Thi, Kinh Thơ, Kinh Nhạc và giải nghĩa Kinh Dịch ( hay Kinh Diệc).
Cùng lúc ấy, Ngày viết Kinh Xuân Thu, ngụ ý bao biếm người hay kẻ dở, người trung, kẻ nịnh của thời ấy ( Thời Xuân Thu Chiến Quốc).
Ðức Khổng Tử dạy học trò có đến 3.000 người, trong số có 72 vị tinh thông lục nghệ là : Lễ, Nhạc, Xạ, Ngự, Thư, Số được đời sau gọi là Thất Thập Nhị Hiền.
Sau khi Ðức Khổng Tử mất thì các môn đệ của Ngài đều có mặt khắp các nước chư hầu hoặc với tư cách là Quan Ðại Phu tại các triều đại hoặc với tư cách là cao đệ của Khổng môn, chuyên việc Xương minh Thánh Ðạo.
Bậc cao đệ mà đời sau liệt vào hàng Tứ Phối gồm có :
1) Thầy Nhan Hồi hay Nhan Uyên ( mất sớm hồi 30 tuổi).
2) Thầy Tăng Tử hay Tăng Sâm soạn giả quyển Ðại học và kém hơn Ðức Khổng Tử ít tuổi mà thôi.
3) Thầy Tử Tư hay là Khổng Cấp, cháu nội Ðức Khổng Tử và lại là môn đệ của Thầy Tăng Tử.

Thầy Tử Tư là tác giả quyển Trung Dung.
4) Thầy Mạnh Tử hay Mạnh Kha sanh 100 năm sau Ðức Khổng Tử, là môn đệ của Thầy Tử Tư.

Thầy Mạnh Tử là tác giả quyển "Mạnh Tử".
D) Tôn chỉ của Khổng giáo
Ðức Khổng Tử dạy Ðạo Luân Thường , nghĩa là Ðạo Ngũ Luân và Ngũ Thường.
Ngũ Luân là : năm giềng mối trong gia đình và xã hội như: Vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em , bậu bạn.
Ngũ Thường là : năm đức tính hằng tại ở trong con người là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín.
Ðạo Luân Thường lấy phép chấp trung làm nền tảng (chữ Trung sẽ nói ở đoạn giải về danh từ Trung Dung).

Ðạo Luân Thường ra đời từ Tam Hoàng là Phục Hi, Thần Nông, Huỳnh Ðế và từ Ngũ Ðế là Nghiêu, Thuấn, Hạ Vũ, Thành Thang, Vua Văn, Vua Võ nhà Châu. Tam Hoàng và Ngũ Ðế đều lấy Ðạo nầy mà truyền thụ cho nhau.
Ð) Công dụng của Khổng giáo
Khổng giáo phát khởi ở Trung Hoa rồi truyền sang Triều Tiên, Nhựt Bổn, Việt Nam. Ðã trên hai nghìn năm, mối Ðạo ấy đã làm trụ cốt bất di bất dịch cho nền văn minh các nước ấy. Trong thời gian trên hai nghìn năm ấy nhiều cuộc thăng trầm đã xảy ra cho các dân tộc nói trên. Nhưng sau các cuộc biến đổi ấy, ở nước ta cũng như ở nước Tàu, nước Nhựt và nước Triều Tiên. Nho phong và sĩ khí lại phát triển mạnh để ngăn chận mọi sự sụp đổ hoàn toàn của tinh thần dân tộc. Nhờ vậy mà nước ta cũng như ở các nước nói trên, cuộc suy đồi nếu có, thì cũng không khi nào quay lại thời kỳ man rợ, ăn lông ở lổ mất hết luân thường đạo nghĩa được.
Cái công dụng lớn lao của Ðạo Khổng đối với các dân tộc Trung Hoa, Nhựt Bổn, Triều Tiên và Việt Nam ta là ở chỗ đó.
E) Khổng giáo là một Tôn giáo
Các học giả Tây phương thường cho Khổng giáo hay Nho giáo là một học thuyết hay, nói cho đúng hơn, là một nền luân lý thực hành ( Morale pratique) chớ không phải là một Tôn giáo như Thích giáo, Lão giáo, Christo giáo vv... là vì Khổng giáo không có Ðền, Chùa, Miếu Mạo, Thánh đường, không có các cuộc lễ bái hằng ngày, các Kinh nhựt tụng và lại cũng không có ngạch giáo sĩ hay chức sắc để chứng lễ qui y thế phát, cầu sây, cầu sám cùng rửa tội nhập môn chi cả. Hơn thế nữa, Khổng giáo ít bàn đến các vấn đề siêu hình, sống, chết, Thiên đàng, Ðịa ngục vv...
Nhưng, để phản đối lại sự phê bình hấp tấp ấy, các Nho gia thuần túy cho rằng : Khổng giáo là một Tôn gíáo không hơn không kém. Mục đích của Tôn giáo nầy là : dạy mỗi cá nhân cái Ðạo làm người, sống cho ra con người, từ trong gia đình là phạm vi nhỏ hẹp ra đến xã hội là phạm vi rộng lớn.
Về nghi tiết, lễ bái thì nó bắt nguồn trên từ lễ Tế Trời (Lễ Nam Giao), thứ đến là lễ Tế Bách Thần ( Thần Xã, Thần Tắc, Thần Sơn, Thần Xuyên vv...) và lễ Tế Tổ Tiên.
Về địa điểm chiêm bái thì Tôn giáo nầy có Giao Ðàn ( nên tế Giao, tế Xã ), đền, Ðiện, Miếu, Mạo. Và các tư gia trong ấy có bàn thờ phụng Tổ Tiên.
Về chức sắc thì Khổng giáo gồm trên hết là Vua hay Hoàng Ðế có nhiệm vụ tế Trời ở Giao Ðàn, ba năm một lần, thứ đến là bá quan văn võ có nhiệm vụ tế Bách Thần trong các cuộc Kỳ Ðào và Tế Lễ Nam Giao. Sau cùng gia trưởng trong mỗi gia đình có nhiệm vụ thờ phụng Tổ Tiên hằng ngày và mỗi năm phải làm lễ Ky ( cúng cơm) một lần.
Về Kinh Kệ thì có lời cầu nguyện, văn tế riêng cho mỗi cấp bực tế lễ.
Về âm nhạc thì có Võ Nhạc và Văn Nhạc ( Võ Nhạc : Trống lớn, chiêng, cồn, mõ, khánh. Văn nhạc gồm có : trống nhỏ, đờn, kèn, sáo, nhịp sanh, chập chõa vv...
Về giáo lý thì các sách Tứ Thơ, Ngũ Kinh tượng trưng phần lý thuyết. Khổng giáo có ảnh hưởng rất sâu xa về quốc chánh, thế đạo, dân phong trong một nước.
Chỉ vì sự tổ chức Khổng giáo về nghi lễ hiệp làm một với sự tổ chức của gia đình và xã hội trong một nước cho nên Tôn giáo nầy không đứng hẳn ra ngoài để được dễ trông thấy, dễ nhận thức.
Những giáo điều của Khổng giáo ở trong gia đình thì được gọi là Gia Phong ( mỹ tục của một nhà) và ngoài xã hội thì được gọi là Quốc phong ( mỹ tục của một nước).
Khổng giáo cũng có hai phần như bất cứ một Tôn giáo nào là : Hình nhi thượng học và Hình nhi hạ học ( Hai phần nầy sẽ giải ở đoạn sau).
III . Chơn lý Ðạo Khổng gồm những gì ?
Nói một cách khác Học thuyết của Ðức Khổng Tử gồm những gì ?

Căn cứ vào các Kinh sách ( Tứ Thơ và Ngũ Kinh) chúng ta thấy rằng Học thuyết của Ðức Khổng Tử gồm hai phần
chính yếu như sau :
Hình nhi thượng học ( tiếng Pháp dịch là Partie ésotérique) tức là cái học thuộc về những lẽ vô hình rất uyên áo, cao viễn, chỉ dành riêng cho một thiểu số Cao đệ của Ngài và Hình nhi hạ học ( tiếng Pháp gọi là Partie exotérique) tức là cái học thuộc về những điều quan hệ đến đời sống hằng ngày của người đời.
Hình nhi thượng học :
Phần nầy gồm các mục như sau :
Ị Quan niệm về Trời và người :
a) Thái Cực và sự biến hóa của Thiên lý
b) Người và sự tri giác
c) Trung
d) Sinh
đ) Nhân
e) Thiên mệnh
ê) Quỉ Thần
g) Kính và Thành
h) Sinh Tử
IỊ Ðạo của Dức Khổng Tử : Cái vui trong sự sinh hoạt.
B) Hình Nhi Hạ Học .
Phần hình nhi thượng là phần tinh thần của Khổng giáo. Nó được phát hiện ra ở phần hình nhi hạ. Nói một cách khác, phần hình nhi hạ tức là phần áp dụng của hình nhi thượng, nó là phần thiết thực của Nho giáo ở đời.
ình nhi hạ gồm những mục sau đây :
I . Quân tử và tiểu nhân.
IỊ Sự học vấn và cách thao thử của người Quân tử.
a) Sự học vấn
b) Tu thân
c) Xử kỷ Tiếp vật
d) Quan niệm
đ) Bằng hữu
e) Bác ái
IIỊ Sự giáo hóa của Khổng giáo : Cách lập giáo của Ðức Khổng Tử
a) Hiếu để
b) Lễ nhạc
IV. Chính trị
a) Quan niệm về chính trị
b) Chính danh và định phận
c) Tôn Quân quyền
d) Thiên ý và dân tâm
đ) Quân dân tương thân
e) Cái thịnh đức của người Quân tử
ê) Hình chánh tương tham
g) Cư kính hành giản
h) Thứ, phú giáo
i) Kính cẩn và thận trọng
Vì thời gian có hạn, chúng tôi chỉ xin trình bày một ít điểm chính của mỗi phần nói trên để giúp chư Quí liệt vị hiểu rõ : Vũ trụ và Nhơn sinh quan của Ðạo Lão và Ðạo và Ðạo Phật.

Về Hình nhi thượng học chúng tôi xin trình bày nơi đây các mục như sau :
Về Vũ Trụ Quan : Thái Cực và sự biến hóa của Thiên lý.
Về Nhân sinh quan : Người và sự tri giác.
Vấn đề Sinh - Vấn đề Tử , và sau cùng là vấn đề : Quỉ Thần.
Về hình nhi hạ học chúng tôi chỉ trình bày 3 tiểu mục là: Quân tử, Tiểu nhơn.
Ị Quan niệm về Trời.
Thái Cực và sự biến hóa của Thiên Lý.
Theo ý nghĩ của người đời xưa trước Ðức Khổng Tử thì lúc đầu Vũ Trụ chỉ là một khối mờ mịt hỗn độn gọi là thời kỳ hỗn mang. Trong cuộc hỗn mang ấy có cái Lý Vô Hình rất linh diệu, rất cường liệt gọi là Thái Cực. Song Thái Cực huyền
bí vô cùng không thể biết được bản thể của Lý ấy là thế nào ? Tuy không thể biết được rõ cái chơn tính và cái chân tướng của Lý ấy, nhưng chúng ta có thể xem sự biến hóa của vạn vật mà biết được cái động thể của Lý ấy. Cái động thể của Lý ấy phát hiện ra bởi hai cái thể khác nhau là Ðộng và Tĩnh. Ðộng là Dương, Tĩnh là Âm . Dương lên đến cực độ lại biến ra Âm. Âm lên đến cực độ lại biến ra Dương. hai thể ấy cứ theo liền nhau rồi tương đối, tương điều hòa với nhau để biến hóa mà sinh ra Trời Ðất và Vạn vật.
Vậy khởi điểm của Tạo Hóa ( Création) là do hai cái tương đối Âm và Dương và Ðạo Trời Ðất cũng khởi đầu bởi sự biến hóa của hai tương đối ấy. Trước hai cái tương đối ấy thì dẫu có gì cũng như không, thì không sao mà biết được? Khi hai cái tương đối ấy đã phát hiện ra thì cái gì cũng hiển nhiên, không thể nói là không có được.
Ðó là cái cốt yếu của Kinh Dịch, cho nên mới có câu rằng :" Dịch hữu Thái Cực, thị sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng; Tứ Tượng sinh Bát Quái" ( Dịch Hệ từ thượng) (Ðạo Dịch ở Thái Cực; Thái Cực sinh ra Hai Nghi, hai Nghi sinh ra bốn Tượng, bốn Tượng sinh ra tám Quẻ)
Dịch là gì ? Dịch là biến dổi. Trong Trời Ðất không có cái gì là không biến đổi luôn. Ðó là quan niệm rất trọng yếu của Khổng giáo. Ðức Khổng Tử tin có Lý Thái Cực độc nhứt, tuyệt đối. Nhưng vì Lý ấy cao diệu quá ! không thể biết được ! cho nên học thuyết của Ngài để cái Bản thể của Lý Thái Cực ra ngoài phạm vi trí thức của người ta mà chủ lấy cái động thể của Lý ấy làm tôn chỉ. Vậy xét cái động thể của Lý Thái Cực để biết được sự biến hóa của Trời Ðất và vạn vật là tôn chỉ của Dịch học.
IỊ Quan niệm về Người ( Nhân sinh quan )
Người và sự tri giác.
Con người ta có cái địa vị rất lớn trong vạn vật. Cứ theo cái học của Nho giáo thì :" Nhân giả kỳ Thiên Ðịa chi đức; Âm Dương chi giao, Quỉ Thần chi hội, Ngũ hành chi khí giả" (Người là cái đức của Trời Ðất, sự giao hợp của Âm Dương; Sự tụ hội của Quỉ Thần, Cái Khí Tinh Tú của Ngũ Hành" ( Lễ Ký Lễ Vận IX).
Trời Ðất sinh ra Người , lại phú cho cái tính rất quí, tức là người chịu cái đức của Trời Ðất. Người lại bẩm thụ được hòan toàn cả cái tinh thần linh diệu và cái Khí chất Tinh tú, cho nên mới nói : Người là linh hơn cả vạn vật. Nhờ cái tinh thần và cái Khí chất ấy người ta mới có cái sáng suốt để hiểu biết muôn vật, biết biện phân điều phải sự quấy.
Cái sáng suốt tự nhiên có sẵn trong con người là Minh Ðức hay là Lương Tri. Có thể gọi là trực giác. Hễ con người giữ được cái tâm hư tĩnh không để cho vật dục che tối mất cái sáng suốt tự nhiên, thì khi có vật gì cảm đến là ứng được và biết rõ ngay các lẽ. Tâm con người mà tĩnh bao nhiêu thì cái trực giác lại càng mẫn nhuệ bấy nhiêu. Ðến trình độ ấy thì con người được đứng vào hàng Tam Tài : Thiên - Ðịa - Nhơn.
IIỊ Vấn đề Sinh trong Vũ Trụ.
Ðạo Trời Ðất theo cái "Trung" mà biến hóa luôn làm cho mỗi ngày một mới hơn, một tốt hơn. Ðó là cái thịnh đức của Trời Ðất. Có câu :"Ðế dức háo sinh".

Sự biến hóa ấy do một Âm một Dương mà sinh sinh hóa hóa ra mãi. Theo Ðạo ấy mà đi là Thiện. Thành được Ðạo ấy là Tính.
Chỉ có kẻ nhân giả trông thấy cái Ðạo ấy, cho nên gọi là Nhân. Kẻ trí giả trông thấy cái Ðạo ấy cho nên gọi là Trí. Còn trăm họ thì tuy hằng ngày vẫn theo Ðạo ấy mà vẫn mờ mịt không biết.
Ðức Khổng Tử cốt lấy sự Sinh làm trọng hơn cả. Ngài cho sự Sinh của vạn vật là theo lẽ tự nhiên. Trong vũ trụ chỗ nào cũng thấy dẫy đầy những Sinh Lý và Xuân khí thì biết cái đức của Trời lớn rộng là dường nào !
Trong Hệ Từ hạ có câu : "Thiên Ðịa chi, đại đức viết sinh" (Ðức lớn của Trời Ðất là sự Sinh). Bốn đức của Trời là Nguyên ( Nguyên thuộc mùa Xuân), Hanh (thuộc mùa Hạ). Lợi (thuộc mùa Thu), Trinh ( thuộc mùa Ðông).
Do cái quan niệm rất trọng yếu của Khổng giáo về sự Sinh mà Tôn giáo nầy khác hẳn với Ðạo Phật và Ðạo Lão.
Theo Ðạo Phật, sự sống là một cảnh khổ cho nên phải tìm cách giải thoát và cầu lấy sự "bất sinh".
Lão giáo thì cần lấy sự "vô vi tĩnh mịch" không thích gì đến sự đời.
IV. Sự Sinh Tử của con người.
Về sự sinh tử của con người thì Ðức Khổng Tử cũng tin tưởng như mọi người đương thời bấy giờ. Ngài nói rằng:" Nhân sinh hữu khí, hữu hồn, hữu phách. Khí, hồn, phách hội vi chi sinh" ( Người sinh ra có khí, có hồn, có phách. Khí , hồn, phách hội lại gọi là Sinh) (Khổng Tử Gia Ngữ - Ai Công vấn chính XVII).
Người ta ở đời có mạng, có tánh, có sống, có chết. (Trong sách Khổng Tử Gia Ngữ về thiên Bản Mệnh Giai XXVI Ðức Khổng Tử nói rằng: "
"Phân ư đạo, vị chi mệnh, hình ư nhất chi tính, hóa ư âm dương tương hình nhi phát vi chi sinh, hóa cùng sô vị chi tử số mệnh giả tính chi thỉ giả, từ giả sinh chi chung giả, hữu thỉ tắc hữu chung". ( Chia một phần ở trong đạo tự nhiên của Trời Ðất ra gọi là Mệnh, rõ hình ra cái Lý nhất quán, ai cũng như ai, gọi là Tính; biến hóa ở Âm Dương mà thành ra, có tượng, có hình gọi là Sinh, hóa đến cùng, số hết, gọi là Tử. Cho nên Mệnh là cái bắt đầu của Tính. Tử là cái cuối cùng của Sinh; Có cái bắt đầu thì ắt có cái cuối cùng").
Chết rồi thì hài cốt chôn xuống đắt đều tan nát đi, còn cái Tinh anh thì lên trên khoảng không gian sáng rõ rực rỡ. Bởi thế mới có câu:" Tam hậu tại Thiên" ( Ba Vua ở trên Trời).
V. Quỉ Thần.
Ðức Khổng Tử tin có Trời, có Thiên mệnh,, tin có Quỉ Thần.
Theo Ngài, Quỉ Thần là cái Khí thiêng liêng ở trong Trời Ðất, tuy mắt ta không trông thấy, tai ta không nghe nhưng vẫn thấy đưọc cả muôn vật, không sót vật nào, đâu đâu cũng hình như ở trên đầu ta, ở bên tả bên hữu ta. Bởi vậy, Ngài khuyên :" Tế Thần như Thần tại" (Tế Thần thì là lấy có Thần ở đó).. Nhưng để tránh sự cầu phúc vô lối, xu nịnh Thần quyền, Ngài nói như sau :" Hoạch tội ư Thiên vô sở đảo giả" (Phải tội với Trời còn cầu nguyện vào đâu được?).
Ngài cũng khuyên :"Kính Quỉ Thần nhi viễn chi" ( Kính trọng Quỉ Thần, nên xa lánh, không nên gần).
C. Quan niệm người Quân tử theo Ðạo Nho.
1) Ý nghĩa chữ Nho ( ). Chữ Nho hay là Nhu ( ) gồm có hai phần là : Chữ Nhân đứng bên tả, có nghĩa là người họat động, tranh đấu và chữ Nhu ( ) bên hữu có nghĩa là cần dùng. Toàn chữ Nho ( ) có nghĩa là người rất cần dùng cho xã hội. Nói một cách khác, Nho là người có bổn phận lãnh đạo, hướng dẫn xã hội, nhứt là về
phương diện đạo đức. Vì lẽ đó mà người theo Ðạo Nho, sau khi đã học thành tài rồi thì phải đem sở học của mình ra mà hướng dẫn xã hội. Bởi thế, nếu gặp thời thì Nho gia phải xuất chính ( ra làm quan). Sau khi đã làm quan xong, đến tuổi cao lão hồi hưu gọi là trí sĩ qui điền thì lại mở trường dạy học để hướng dẫn con em trong lân ấp. Bởi thế mới có câu :"Tiên vi quan, thoái vi sư" là vậy.
Khi không gặp thời, nhà Nho ở ẩn, gọi là xử sĩ. Bởi thế mới có câu :" Ðắc chi dữ dân do chi, bất đắc chí thân kỳ độc dã".
Nói tóm lại, bất cứ trong trường hợp nào, nhà Nho phải là gương mẫu cho dân chúng noi theo.
2) Ý nghĩa Quân tử.
Từ ngữ Quân tử theo nghĩa đen là : Con Vua, Thực thế ! Ngày xưa, trước thời Ðức Khổng Tử những nhà Nho đóng vai lãnh đạo quốc dân là những con Vua cháu Chúa. Nói một cách khác, các bậc nầy thuộc hàng quí phái có đủ pgương tiện để học Ðạo Thánh hiền đến nơi đến chốn. Các bậc ấy phải là người gương mẫu về tài năng cũng như về đức hạnh.
Nhưng đến dời Ðức Khổng Tử thì từ ngữ Quân tử nghĩa là người gương mẫu về tài đức, về hai mặt văn và chất không còn dành riêng cho hàng quí phái nữa, mà trái lại được áp dụng cho người thường dân hội đủ hai điều kiện nói trên.
Cũng nên nói rằng : Vào thời Xuân Thu rồi đến Chiến Quốc, các hàng Vua ,Chúa, Công hầu, Khanh tướng đại đa số không còn được quốc dân mến phục về tài đức nữa và cũng vì vậy mà Ðức Khổng Tử đã soạn ra Kinh Xuân Thu để dùng lối bao biếm mà khen người hiền và chê kẻ dữ.
Muốn có ý niệm về người Quân tử thì Ðức Khổng Tử thường dùng lối phê bình bằng cách so sánh người hiền là Quân tử với kẻ bất lương là kẻ tiểu nhân. Trước thời Ðức Khổng Tử danh từ đối lập của Quân tử là tiểu nhân được dùng để ám chỉ kẻ cùng đinh hạ tiện, thiếu học, chuyên việc phục vụ các bậc quyền quí. Từ đời Ðức Khổng Tử về sau từ ngữ tiểu nhơn ám chỉ con người trí óc xấu xa, hẹp hòi, bần tiện, quanh năm chỉ chực làm ác.
Ðây : Sự phê bình hai hạng người nói trên bằng lối so sánh ấy của Ðức Khổng Tử được lần lượt diễn ra như sau :
1) Quân tử chu nhi bất tỷ ; tiểu nhân tỷ nhi bất chu. ( Người Quân tử thì giao thiệp rộng rãi với mọi người .Chu: hay là Châu : vây quanh, bao trùm, đến nơi đến chốn). Kẻ tiểu nhân thì giao thiệp với kẻ gian ác và gần mình, trong phạm vi hẹp hòi mà không rộng rãi.
2) Quân tử hoài đức, tiểu nhân hoài thổ; Quân tử hoài hình, tiểu nhân hoài huệ.
Hoài : thường để lòng vào một việc gì mà không bao giờ quên.
Thổ :( ) chỗ dứng, lập trường trong xã hội, ngôi vị.
Hình ( ): phải viết là ( ) và có nghĩa là điển hình, kiểu mẫu chớ không phải hình luật.
Huệ : Lợi lộc, ân thưởng.
Thích Nôm :
a) Người Quân tử để lòng vào đạo đức mà không khi nào quên ; kẻ tiểu nhân thì để lòng vào địa vị, ngôi thứ và không khi nào quên.
b) Người Quân tử luôn luôn để lòng vào người điển hình, gương mẫu ; kẻ tiểu nhân thì luôn luôn để lòng vào lợi lộc, ân thưởng mà thôi.
3) Quân tử dụ ư nghĩa, tiểu nhân dụ ư lợi.
Dụ : ( ): Rõ ràng. Ví dụ: Trong con mắt và bộ óc chỉ có ý nghĩ rõ ràng điều ấy mà thôi.

Thích Nôm :
Người Quân tử trong tầm con mắt và bộ óc chỉ có nghĩ rõ ràng về điều nghĩa mà thôi ; kẻ tiểu nhân mắt chỉ thấy và bộ óc chỉ nghĩ đến điều lợi mà thôi.
4) Quân tử thãng đãng đãng , tiểu nhân trưởng thích thích.
Thích Nôm:
Người Quân tử trong lòng thư thái luôn luôn là vì người Quân tử đầy đạo đức, ở trong tâm chỉ biết thuận lẽ Trời, thờ chân lý mà những việc cùng, thông, đắc, tản thuộc về đường đời, mùi tục, người Quân tử chẳng đặt vào lòng. Vì vậy mà người Quân tử ngửa lên không thẹn với Trời, cúi xuống không thẹn với Ðất, mà ở trong lòng thì cứ vui luôn ( Quân tử thảng đãng đãng).

Trái lại, kẻ tiểu nhân trong lòng lo sợ luôn luôn, bởi vì họ chỉ say với mùi đời mà thường lo mất phần ăn, hỏng nước bước, cho nên bứt rức, bực bội luôn ( trường thích thích).
5) Quân tử thành nhân chi mỹ, bất thành nhân chi ác ; tiểu nhân phản thị.
Thích Nôm :
Người Quân tử thường xem người cũng như mình, thấy việc tốt của người nghĩ cũng như việc tốt của mình, nên hết sức tán thành cho người nên điều tốt; thấy việc xấu của người, nghĩ cũng như việc xấu của mình mà không muốn người mắc lấy tiếng xấu, nên hết sức ngăn đón không để cho người ta nên việc xấu.
Còn kẻ tiểu nhân thì ngược lại vì tính tình hẹp hòi, ác độc, xấu xa.
6 ) Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa.
Hòa : Tính thỏa hợp với nhau mà không tranh giành hơn thua nhau ở chỗ đựợc ,thua, hơn, kém.
Ðồng : Kết phe, lập phái để rủ nhau đi vào một con đường chỉ có lợi cho đoàn thể mình.
Thích Nôm :
Trong sự mưu đồ ích lợi chung, người Quân tử hòa thuận với mọi người mà không có óc bè phái, đồng đảng.
Kẻ tiêu nhân thì có óc bè phái, đồng đảng mà không hòa với kẻ ngoài tập thể của họ.
7) Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt.
Thích Nôm :
Người Quân tử trong công phu học vấn không bao giờ tự túc, tự mãn mà trái lại, càng hay, càng học. Càng học, càng hay nên cứ tiến mãi không chán. Ðến bực cao minh gọi là thượng đạt.
Trái lại kẻ tiểu nhân thì họ lại quá mau tự túc, tự mãn, chưa hay mà bảo rằng hay rồi tự lùi chớ không tiến. Vì thế mà kẻ tiểu nhân hạ đạt là vậy.
8) Quân tử cầu ư kỷ , tiểu nhân cầu ư nhân.
Thích Nôm:
Người Quân tử nếu thấy thất bại, khó khăn trong trong sự học hỏi, cầu tiến, thì chỉ trông cậy lấy mình để sửa chữa những chỗ sai. Trái lại, kẻ tiểu nhân thì trông cậy ở người ngoài vì không có óc tự tin.
9) Quân tử hữu tam úy : Úy Thiên mệnh, úy đại nhân ; úy Thanh nhân chi ngôn, Tiểu nhân bất tri Thiên mệnh, nhi bất úy giả, hiệp đại nhân, vũ Thánh nhân chi ngôn.
Thích Nôm:
Người Quân tử thời ở trong tâm lý thường có ba điều kiêng sợ luôn luôn:
a) Kiêng sợ mệnh Trời ( Kiêng sợ chánh lý của Trời).
b ) Kiêng sợ người có đạo đức lớn ( chớ không phải kiêng sợ "Quan lớn,", cụ lớn)
c) Kiêng sợ lời nói của Thánh Nhân.
Trái lại, kẻ tiểu nhân thì còn biết Mệnh Trời là gì? lại còn khinh lờn những bực đại nhân đạo đức lớn và khi dễ lời nói của Thánh nhân.
10) Quân tử tánh như thủy.
Thích Nôm:
Tánh người Quân tử giống như tánh của chất nước : ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
11) Biểu hiệu của người Quân tử là cây tre.
Bởi thế mới có câu : Quân tử trước, trượng phu tòng.
Cây tre đến mùa đông lạnh lẽo lá vẫn xanh, không đổi sắc, không rơi rụng, ruột thì trống rỗng, mình thì ngay thẳng.
Cây tre tượng trưng chí nhẫn nại, cương quyết, đức thanh liêm, khiết tịnh và tính trung trực của người Quân tử.
Người Quân tử cũng được gọi là "Hiền nhân" ( Le sage), cũng được gọi là L' honnête homme - The Gentleman.
Sách có câu:
"Nhân hy Hiền,
Hiền hy Thánh
Thánh hy Thiên".
Thích Nôm:
Người thường nhân cố gắng bắt chước cho bằng được bực Hiền. Bậc Hiền cố gắng bắt chước cho bằng bậc Thánh. Bậc Thánh cố gắng bắt chước cho bằng Trời.
12) Người Quân tử sống trong xã hội để khỏi lầm lạc và khỏi hối hận cần có ba đức tức là : nhân ,trí , dũng
a) Ðức Nhân đã nói rồi ở trên.
b) Trí : là tính sáng suốt để biện phân tà chánh hầu khỏi bị người lường gạt.
c) Dũng : Tính can đảm để cương quyết làm việc nghĩa cho đến kết quả của nó ( Ðạt mục đích).
IV. Sự liên hệ giữa Khổng Giáo và Tam Kỳ Phổ Ðộ.
Các bài Thánh giáo nói về việc nầy từ khi khai Ðạo ( Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ) đến ngày nay:
1) Ðàn cơ ngày Dimanche 24 Octobre 1926 tại Phước Linh Tự
( Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Quyển Nhứt, trang 48):
Thích Ca Mâu Ni Phật tá danh Cao Ðài Tiên Ông Ðại Bồ Tát Ma Ha Tát Giáo Ðạo Nam Phương.
Ðã có Thánh tượng Thầy, thì cốt Ngọc Hoàng còn để lại chẳng nghĩa chi hết. Thầy nói cho các con rõ : Vì có báo trước từ Nhứt Tổ chí Lục Tổ thì thờ Thầy ngồi trước, vì trước là lớn. Phải vậy !
Khai Thiên Ðịa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy; Thầy đã nói : Một Chơn Thần mà biến Càn Khôn Thế Giới và cả nhân loại. Thầy là chư Phật. Chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật. Chư Phật là các con.
Có Thầy mới có các con. Có các con rồi mới có chư Thần, Thánh, Tiên ,Phật.

Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có mới sanh ra càn Khôn vạn vật rồi mới có người, nên gọi là Tăng.
Thầy là Phật, Chủ cả Pháp và Tăng, lập thành các Ðạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy
Thầy lập Phật giáo vừa khai Thiên, lập Ðịa nên Phật giáo là trước, kế Tiên giáo rồi mới tới Nho giáo. Nay là Hạ Nguơn hầu mãn, phải được phục lại như buổi đầu, nên phải phản tiền vi hậu.
Tỉ như lập Tam giáo Qui Nhứt thì

Nho là trước,
Lão là giữa,
Thích là chót.
Nên Thầy phải ngồi sau chư Phật, Tiên, Thánh, Thần mà đưa chúng nó lại Vô Vi Chi Khí, chính là Niết Bàn đó vậy !
         2) Nho giáo trong tiêu ngữ : tam giáo qui nguyên của đại đạo tam kỳ phổ độ.
Tiêu ngữ : Tam giáo Qui Nguyên của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ gồm có :
Nho giáo,
Lão giáo,
Phật giáo.
3) Ðàn cơ tại Cao Thiền Ðàn ( Kiên Giang) đêm 7 tháng 1 Annam Tân Vi ( Thánh Giáo Chánh Truyền trang 18-19):
THI :
chí đức hóa thương sanh,
thánh mô tập đại thành.
văn chương nhi võ hiển,
tuyên đạo định  sang Kinh.
chứng thử tam tùng giáo.
thể trình ngũ sắc quang.
LIÊN hoa chơn thắng cảnh,
ÐÀN sĩ tánh tâm linh.
 Thượng ỷ chứng đàn choThể Liên Tiên Nữ.
THI :
       Thể dung hoàn toàn doãn khuyết  dung.
Liên tư khiết bạch tự nhiên dung.
Tiên Thiên tạo hiệp Tam Qui Nhứt,
Nữ Khảm , Nam Ly đoạt Hóa Công.
Giải  thuyết  Ðạo  Nho :
1. Thánh Kinh trung hiếu làm đầu,
Dầu nam, dầu nữ phải trau trọn niềm.
Trải xem sách vở cổ kim,
Ngàn Kinh muôn diển dạy kềm thảo ngay.
2. Trời cao, biển thẳm,,đất dầy,
Nho gia vững đặt chẳng lay, chẳng sờn.
Dạy người luân lý cang thường,
Dạy người  Trung, Tín, Nghĩa, Nhân vẹn toàn.
3. Dạy cho biết phép, biết  khuôn,
Lễ nghi, đạo đức, cội nguồn dân sanh.
Trung Dung hai  chữ chí thành,
Phát minh Thiên Ðịa lưu hành căn cơ.
4. Dịch Kinh chép để sờ sờ,
Hà Ðồ lại với Lạc Thơ rõ ràng.
Thánh nhân nghiên cứu  Âm Dương,
Ngũ Hành sanh, khắc, tuần huờn châu nhi.
5.      Ðạo thông từ lúc Phục Hy,
Lần qua Ðại Vũ đến kỳ Văn Vương.
Châu Công, Khổng Thánh tiếp nương,
Lập thành Mối cả,  mở mang con người.
6. Từ  sanh có Ðất có Trời,
Có Người mới đủ sánh ngôi Tam Tài.
Âm Dương Một Lý  mà Hai ,
Như người một giống gái trai hai hình.
7. Trời thì sanh có năm Hành,
Người thì năm Ðức sẵn in vào lòng.
Suy ra cho tột cho cùng,
Thiên Nhân nhứt Lý quán thông chẳng rời.
Nghĩ rồi mới rõ Ðạo Trời,
Rõ rồi nên mới bày lời dạy khuyên.
Xưa nay những bực Thánh Hiền,
hay Trời dạy Ðạo sách biên muôn vàn.
9. Dạy cho khắng khít Tam cang,
Dạy cho gắn chặt Ngũ Thường Nhân Luân.
Thi, Thơ, Lễ, Nhạc , điển phần,
Hiến chương Văn Võ noi chừng Thuấn Nghiêu.
10. Tam Thiên Tam Bá đủ  điều,
Dùng gương Tiên giác dắt  dìu hậu lai.
Dạy đời chẳng sót một bài,
Tề gia, trị quốc chẳng sai phân hào.
11. Nho gia rộng lớn xiết  bao !
An dân, an  quốc công lao muôn đời.
Những điều cư xử làm người,
Chẳng sót một lời Ngài nỡ bỏ qua.
12.  Ðến phần triết học cao xa,
Sánh cùng Phật, Lão cũng là mỉa mai.
Kẻ sau học hỏi sơ  sài,
Chia phe, chia phái, biếm bài, khen ,chê.
13. Chưa thông ý vị Trọng Ni,
Mà chê Ðạo khác thuộc về dị đoan.
Chẳng dè Tam giáo Thánh nhân,
Truyền  trao mối cả phải nương theo thời.
4. Một rằng : Phật Lão hại đời,
Chẳng dòm Khổng giáo hiếm người bôi sư.
Ðạo nào cũng tại người hư,
Ðạo nào cũng giữ khư khư tánh Trời.
15. Bổn sơ khuyên chớ đổi dời,
"Chỉ ư chí thiện" trọn đời đừng sai.
Ngọc trong nhờ có sức mài,
Người muốn nên tài thời phải chí tâm.
16. Tấc vàng, tấc bóng quang âm,
Ba dư mựa chớ tưởng cầm  rằng chơi.
Muốn cho đứng đợt với đời,
Nhơn hòa, Ðịa lợi, Thiên thời phải thông.
17. Muốn rành  Thể, Dụng, Hóa Công,
Âm, Dương, Ðộng, Tịnh chấp trung điều hòa.
Mọi người mọi giữ giềng ba,
Gìn câu " Tha thiết  sát-na " chớ rời.
18. "Nhân tâm ngay  ngắm em ôi !
Gìn lòng "thân  độc" giữ lời u vi,
Quan  phòng hai chữ Trí  tri,
Chánh tâm, thành ý , vô  vi  không điền.
19. Hi Hiền, Hi Thánh, Hi Thiên,
Do mình trì chí tự nhiên được thành.
Có câu Thiên Ðịa hiếu sanh,
Họa dâm, phước thiện bởi mình mà ra.
20. Khuyên đời khá bỏ thói tà,
Tồn Tâm, dưỡng Tánh, Ta bà hư thân !
Khắp trong Tam giáo Thánh Nhân,
Người Tiên, Người Phật, Thánh, Thần giống nhau.
21. Dạy điều ngay thảo làm đầu,
Làm lành , lánh dữ, trước sau một niềm..
Bình tâm chánh nghĩ mà xem !
Ðạo, Nho, Thích, Gia  thù hiềm bởi đâu ?
22. Chẳng qua tại kẻ làm đầu,
Xảo ngôn dĩ tử loạn châu no mình.
Có câu: " Thiên Dịa lưu linh",
"Vô thinh, vô xú, vô hình, vô danh".
23. Mang mang Thiên Lý lưu hành,
Vô ý, vô tất, nguơn hành, trinh, kiên.
Trung Dung bất diệt, bất thiên,
Quan tiền dữ hậu, dành truyền thiên thu.
24. Trạch dân, trí Chúa, thân tu,
Dương danh hậu thế qui mô vô cùng !
Thánh ngôn thiện tải kỳ phùng,
Các em mựa chớ tấc lòng đơn sai.
Ngày, đêm, hôm, sớm, khuya, mai,
Sắt kia có thuở mình mài nên kim.
   Thể Liêng Tiên Nữ.
4) Ðàn cơ Chiếu Minh Ðàn đêm 17 tháng Giêng năm Nhâm Thân (1932) Cần Thơ ( Tam Nguơn giác thế, trang 82 đến trang 85):
Tiếp diển .
Ngã dĩ từ chương giáo nghĩa phương,
Khổng văn hoằng hóa sự luân thường.
Phu thê, Phụ tử, Quân Thần Ðạo
Tử  đệ  phùng thời độ thiện  lương.
  diễn dụ :
Các sĩ cùng chư khanh nghe rõ việc Tam giáo hiệp nhứt: Từ mới mở mang Trời Ðất đã có Ðại Ðạo Tam Giáo vốn   một nhà, đời sau chia thành ba, chớ kỳ trung một bổn, kẻ thế không thông hiểu để tranh luận giành điều chơn giả với nhau hoài. Những người xưng mình là minh sư, thọ truyền cho đồ đệ, thì mỗi người cũng muốn khoe tài mình mà truyền khẩu với chúng sanh rằng Ðạo mình chánh, Ðạo khác thì tà : té ra mình là manh sư gạt chúng.
Nếu Ðạo Tiên, Ðạo Phật mà không dùng vân chương thì lấy chi mà tả Kinh diễn Kệ ? Còn học  Nho mà không học Ðạo thì ra người cuồng sĩ kiêu căng. Vậy khuyên mấy sĩ ba Ðạo cùng đồng tìm kiếm gốc mình cho minh chơn lý đặng trước độ mình, sau độ chúng. Vậy mới gọi là : Chánh Kỷ, Hóa Nhân.
THI  Rằng :
Tam Giáo từ xưa vốn một nhà,
Người sau lầm tưởng vọng chia ba,
Minh Tâm may hiểu đường chơn, giả,
Mẫn Tánh mới thông nẻo chánh, tà.
Thích, Ðạo  tỷ như hành bộ khách,
Nền Nho ví tợ chiếc đò qua.
Muôn ngàn Kinh, Kệ  do nơi chữ,
Tam Giáo từ xư vốn một nhà.
Khổng Phu Tử  thượng ỷ
  tiếp điển :
Nhan sắc người tu trổ đượm nhuần
Hồi tâm lánh tục khỏi gian truân
Tử  tôn noi  dấu nhà Nho Giáo,
Tư mộ chơn truyền gặp cảnh xưa
Nhị thế trau giồi nền Chánh Lý,
Thánh Tiên rổi rảnh đạo nhơn luân.
Giáng khuyên người thế mau hồi tỉnh,
Cơ  Ðạo đổi xây khó độ chừng.

  Nhan Hồi  -  Tử Tư
  diễn dụ :
Phàm làm con người ở thế phải biết Tam cang, Ngũ Thường làm bổn và biết Ðạo. Nếu muốn hiểu thông chơn lý và cư xử cuộc thế đạo nhà, dạy dân lễ nghĩa cũng nhờ văn chương khai khiếu. Nếu học Ðạo mà không dùng Nho, tợ như thoàn thiếu lái; kẻ thương đời mà không dùng Nho thì sổ bộ loạn hành, bổn lợi chẳng minh. Lại có câu :" Vạn sự tùng Nho dã xuất".

Thi rằng :
Muốn minh chơn lý phải dùng Nho,
Máy Tạo huyền vi chẳng dễ mò.
Học Ðạo thiếu văn, thuyền chích lái,
Cũng nên tìm kiếm một đôi pho.
Nhan Hồi - Tử Tư  thượng ỷ
Tiếp điển :
Tăng long vĩnh nghiệp Ðạo Tam Kỳ,
Tử đệ hạnh phùng hội khả vi.
Mạnh lý văn chương Trung Quán nhứt,
Tử tôn học Ðạo kế truyền chi.
  Tăng Tử - Mạnh Tử

diễn du :
Phàm làm con người ở thế gian có ba bực là : thượng phẩm, trung phẩm, hạ phẩm.
Bực thượng phẩm ít đặng, tính cho bực trung phẩm là giáo  nhi hậu thiện. Còn kẻ hạ phẩm là giáo nhi bất thiện. Những người đứng bực hiền lương quân tử gồm đủ Tam cang, Ngũ thường, xử thế rất minh, tuổi già học Ðạo cũng dễ. Làm con người thì cái hạnh là gốc. Như kẻ không hạnh, dẫu làm quan tột bực Nhơn Thần, làm giàu đến bực cự phú mà thiếu hạnh thì cũng sớm nở tối tàn, chẳng khác phù dung chi loại, bởi có câu :" Hạnh đoản thiên giao nhứt thế bần".
Còn bực hiền lương là : thảo cha, ngay chúa, hiếu để kiêm toàn, tam tĩnh, kỳ thân mỗi nhựt, bởi có câu :" Thiên Kinh vạn Ðiển hiếu nghĩa vi tiên". Còn một bực Quân tử là : giữ tròn lễ nghĩa, lành trọng hơn giàu sang, dẫu nghèo khổ cơ hàn cũng chẳng xa lễ nghĩa. Có câu :" Quân tử tuy bần, lễ nghĩa thường tại".
Khuyên các sĩ và chư khanh khá nhớ lời kim thạch chi ngôn, tìm kiếm văn chương chơn lý mà học sửa mình cho vẹn toàn mà độ chúng hiểu đường lễ nghĩa, nhơn từ cũng là một công quả lớn.
Còn những vị nào học Ðạo luyện đơn, muốn đặng siêu phàm nhập Thánh, cũng trước phải thuộc và dọn mình cho đủ Tam Cang, Ngũ Thường, tập tánh hiền lương, dụng vật. Ðạo, người vẹn vẽ  sẽ bước qua Tiên Ðạo, bởi có câu :" Tiên Ðạo tùng Nhơn Ðạo khởi".

  Thi rằng :
Làm trai khá giữ hạnh vi tiên,
Học Ðạo thành công độ cửu huyền.
Chánh Kỷ hoá Nhơn là thiện sĩ,
  Từ tâm khuyên chúng bực lương hiền.
Tam Cang, Ngũ Lý nền Nhơn Ðạo,
Ngũ giới, Tam Qui cội Thánh Tiên.
Nghiệp chướng sân si bằng chẳng dứt,
Khó mong tu luyện gặp chơn truyền.

Tăng Tử - Mạnh Tử
V. Chơn lý Ðạo Khổng qua Tam Kỳ Phổ Ðộ hay là sự áp dụng Ðao Khổng trong Tam Kỳ Phổ Ðộ được thị hiện bằng cách nào ?
         A) Về phần hình nhi hạ  học
         1) Cách thờ phượng.
         a) Trên Tiên Thiên bàn: ( Thờ Trời và chư Phật ,Tiên, Thần, Thánh). Dưới Thiên Nhãn, ở cấp bực Tam Giáo Thánh Nhân thì có pho tượng hoặc linh vị Ðức Văn Tuyên Khổng Thánh.
Dưới đó, ở cấp bậc Tam Trấn Oai Nghiêm thì có pho tượng hoặc linh vị Quan Thánh Ðế Quân, Ðại Diện cho Ðạo Nho kỳ nầy.
        b) Tiên bàn thờ Cửu Huyền Thất Tổ (Sự thờ cúng Tổ Tiên) thì có linh vị chung nêu lên bốn chữ " Cửu Huyền Thất Tổ" ở hậu diện của mỗi Thánh Thất, Tịnh Thất. ở tại Tòa Thánh thì có Báo Ân Từ mà chinh điện dành cho bửu điện Ðức Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật. Bên tả thì có bàn thờ Nam chức sắc, bên hữu thì có bàn thờ Nữ chức sắc quá vãng.

Tư gia thì có thiết bàn thờ Tổ Tiên như xưa  nay.
         c) ở nhiều Thánh Thất, Tịnh Thất. Sau Hậu đường, ở giữa có thiết bàn thờ Tổ Quốc và các Ðấng Anh   Linh của dân tộc.
         2) Kinh Sám : Về Ðạo Nho, các loại Kinh sau đây   được áp dụng:
         a) Kinh xưng tụng Ðức Văn Tuyên Khổng Thánh gọi là : Nho giáo chí tâm qui mạng lễ, bằng chữ Hán, khởi đầu bằng mấy chữ : Quế Hương nội điện Văn thỉ thượng cung..vv...
Trước kia, Tòa Thánh Minh Chơn Lý (Mỹ tho) có tiếp được mười bốn bài Kinh bằng chữ Nôm, trong đó, về phần  đạo Nho thì có các bài Kinh Xưng Tụng Ðức Văn Tuyên Khổng Thánh, đức Quan Thánh Ðế Quân,

Ðức Khương Thái Công  và Ðức Ðịnh Phước Táo Quân,
  b) Kinh dùng theo việc Quan, Hôn Tang tế vv... và Kinh Thế Ðạo như Kinh Giải Oan, Tắm Thánh, cầu bình, Kinh Hôn phối, Kinh Nhập hội, Xuất hội, Kinh Thuyết pháp, Kinh Hôm, Kinh mai vv...
         3) Lễ Nhạc
          a) Về Lễ : thì có đồng nhi đọc các loại Kinh và các Lễ sĩ hiến lễ phẩm trong khi cúng tế tại Thánh Thất hay Ðền Thánh. Các Lễ sĩ và Chức sắc thuộc Phái Nho thì được gọi là Chức Sắc Phái Ngọc và bận lễ phục (áo rộng) màu đỏ. Từ Giáo Hữu sắp lên đến Phối Sư thì đội các loại mão màu đỏ. Màu đỏ trưng trưng cho " Trí" , một trong ba  đức : Nhân , Trí, Dũng đã nói ở đoạn trước.
         b ) Về Nhạc : Khi tế Thần, Thánh thì dùng trống lớn, chiêng hay cồn đánh lên ba hồi. Tiếp theo đó thì có Văn Nhạc được trưng bằng hai cái trống nhạc, đờn, kèn, sáo, chập chõa, nhịp sanh vv...
 Trong việc tang lễ thì chỉ dùng văn nhạc đánh lên những bài theo giọng Nam Ai mà thôi.
 4) Y phục :
          a) Lễ phục : Chư chức sắc, chức việc có lễ phục riêng được ấn định trong Pháp Chánh Truyền.
          b) Thường phục : Nam Phái chít khăn đen, bận áo chẹt trắng dài, quần trắng. Khi có lễ vui mừng như lễ cưới thì Nam Phái có thể chít khăn đen, bận áo dài màu đen hoặc bận Âu phục màu đen.
Nhữ Phái thì bới tóc như xưa nay, mặc áo dài trắng hoặc đen ( khi dự lễ cưới) hoặc áo màu. Mặc quần đen hay trắng tùy ý. Nói chung là quốc phục xưa nay vẫn được tôn trọng.
           5) Lễ phẩm : Có sự cải cách lớn trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ về pgương diện lễ phẩm.
          a)  Lễ phẩm Ðể dâng lên Trời , Phật, Tiên, Thánh, Thần gồm có : Hoa, trà, rượu, trái cây ( không có đồ chay nấu chín).
          b) Lễ phẩm dâng cúng Tổ Tiên ;  Gồm những hoa, quả, bánh trái và các món đồ nấu toàn là thảo mộc gọi là đồ chay. Tuyệt nhiên không dùng lễ phẩm bằng huyết nhục của các thú vật.
Ðối với những vong linh người mới từ trần thì một thời gian sau đó lâu hay mau, đến ngày Tiểu Tường, Ðại Tường và ngày K��#417;m thì toàn dùng đồ nấu chay.
Nhưng nếu vong linh người chết cho biết đã được thăng lên bực Thánh thì không còn hưởng đồ chay nấu bằng khói lửa  nữa mà chỉ nhận lễ phẩm gồm hương, hoa, trà, quả mà thôi.
         6) Về sự giao tế  giữa các người trong thân tộc và ngoài xã hội thì trong Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ áp dụng triệt để Ngũ Luân là :
 Vua  - Tôi   ( nay là chính quyền và công dân)
Cha - Con
Chồng - Vợ
Anh Em
Bậu Bạn.
 và Ngũ Thường là : Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
          b) Về phần Hình Nhi Thượng Học .
Ðại Ðạo Tam Kỳ công nhận và áp dụng các nguyên tắc sau đây của Nho giáo :
1) Thuyết : Tu, Tề, Trị, Bình của sách Ðại Học với Bát Ðiều Mục là : Cách vật, Trí tri, Thành Ý, Chánh Tâm, Tu thân, Tề gia, Trị Quốc, Bình Thiên Hạ,
2) Quan niệm người Quân Tử với những đức tính cần thiêt là : Nhân, Trí, Dũng ( Tam đạt đức) và Trung, Hiếu, Tiết, Nghĩa. Liêm, Sĩ.
3) Quan niệm bậc anh thư  với các đức tính cần thiết là Tam Tùng và Tứ Ðức ( Công, Dung, Ngôn, Hạnh) với đặc điểm là Tiết Hạnh ( Trinh - Thuận ).
4) Ðạo Nhứt Quán của sách Trung Dung hay là Ðạo nhân và phương pháp " Khắc Kỷ phục Lễ".
5) Phương pháp : "Tồn tâm Dưỡng Tánh" để " Siêu phàm nhập Thánh".
          IV . Tứ Thư hay Tứ Thơ và Ngũ Kinh.
A) Tứ Thư hay Tứ Thơ ( Les quatre livres classiques) gồm có:
  Ðại học ( Livres de la Grande étude)
Trung Dung (Livre qui traite du Juste Milieu ou du Milieu   invariable)
Luận Ngữ  (Livre des Entretiens)
Mạnh Tử  ( Livre den Mancius)
Tác giả sách Ðại Học là Thầy Tăng Sâm cao đồ của Ðức Khổng Tử , kém hơn Ðức Khổng Tử  độ 4, 5 tuổi.
Tác giả sách Trung Dung là Thầy Tử Tư ( tên thật là Khổng Cấp) cháu nội của Ðức Khổng Tử và là Cao đệ của Thầy Tăng Tử ).
Tác giả sách Luận Ngữ gồm nhiều Cao đệ của Ðức Khổng Tử. Mỗi vị nầy thuật lại phần đáp từ của Ðức Khổng Tử về một câu hỏi của mình. Lời tường thuật ấy được gọi là Thiên. Có mấy chục bài tường thuật là có mấy chục Thiên. Mỗi Thiên đều lấy tên riêng của vị Cao đệ soạn bài tường thuật đó. Thí dụ Thiên Nhiễm Cầu, Thiên Tề Ngã...vv...
Tác giả Mạnh Tử chính là Thầy Mạnh Kha, sinh một trăm năm sau Ðức Khổng Tử  và  là Cao  đệ  của Thầy Tử Tư.
Trong sách Mạnh Tử, Thầy Mạnh Kha đã nêu lên những quan niệm của mình về các điểm căn bản của Ðạo Nho mà trước kia Ðức Khổng Thánh đã đề cập đến. Thí dụ : Quan niệm về: Dân, về Xã Tắc và Ðấng Quân Vương ; Quan niệm về người Quân tử trong thời loạn hay là Trượng phu..vv...
B) Ngũ Kinh  ( Cinq livres canoniques) tức là năm quyển Kinh do Ðức Khổng Tử san định lại. Nói một cách khác, Ngài sưu tập những tư tưởng các Thánh Hiền đời xưa   và sắp các tư tưởng ấy lại cho có hệ thống thành năm quyển  Kinh nhan đề là :

Kinh Thi  (Livre des Poésies).
Kinh Thơ  ( Les  Annales  de la Chine)
Kinh Dịch  ( Livre  des  Mutations  ou  des Transformations),

Kinh Lễ  ( Livre des Rites),
  Kinh Xuân Thu

 ( Chroniques de la Principauté  des  Lou (Lỗ).
Trong năm Kinh, chỉ có Kinh Xuân Thu là do Ðức Khổng Tử sọan ra mà thôi.

Nó thực là sử nước Lỗ - trong một thời gian hai trăm năm.

Thư Viện 1      4   5