*CÀN KHÔN THỂ HIỆN VĂN HÓA

    CÀN KHÔN hợp nhau là quẻ Thái (Khôn trên Càn dưới) . Quẻ Thái ( ) là thông suốt chủ tháng giêng : mồng chín tháng giêng là Vía Đức Chí Tôn.

    CÀN KHÔN chính là Cửu Thiên Khai Hóa theo sơ đồ sau :

    Quẻ Thái là cha đẻ của quẻ Bí ( ) mà Kinh Dịch trình bày quẻ Bí như một khái niệm văn hóa : 1.Từ kinh nghiệm cuộc sống, 2. Từ vận động tự nhiên gọi là Thiên Văn rồi hóa thành Nhân Văn.

    Trong quẻ Bí phần Thoán Truyện đã viết : "Quan hồ Thiên văn dĩ sát thời biến. Quan hồ Nhân Văn dĩ hóa thành thiên hạ' (xem vẽ đẹp của Trời để biết sự đổi mùa, xem vẻ đẹp của người để giáo hóa thiên hạ)

    (Ghi chú các chữ trên : Thien văn, Nhân văn, Thiên hạ , Thành văn , hóa thành)

    Thái sinh ra Bí là do sự biến quái âm dương giao nhau : "Cương thượng nhi văn nhu. Nhu lai nhi văn cương" (Dương làm nên Văn cho Âm, Âm tới làm Văn cho Dương).

    Văn hóa là cái "lễ" do nguyên khí của trơi đất làm cho cuộc sống con người ngày càng tốt đẹp. Đó là ý nghĩa của quẻ Thái biểu sự hanh thông.

    Quẻ Bí biểu tượng văn hóa nhân sanh bởi hai lẽ :
    1. Quẻ Bí đứng sau quẻ Phệ Hạp ( ). Phệ Hạp là nhân sanh trong xã hội quần tụ nhau. Sống chung phải có văn hóa, đó là đạo đức làm người tức Nhơn đạo.

    2. Quẻ Sơn Hỏa Bí tức núi trên, lửa dưới. Lửa chiếu sáng cho núi rạng rỡ, vì văn hóa là sự làm đẹp cho đời.

    Trong quẻ Bí, văn hóa ví như ngón chân (Bí kỳ chỉ) vì ngón chân giúp loài người đứng thẳng. Ngón chân cái có huyệt Ẩn Bạch tiếp Địa Mạch (Force Tellurique). Mặt khác, văn hóa còn ví như cái râu hay nhơn trung là tiêu chí của "Thái Cực sinh lưỡng nghi" (xem trang 48 / Chương I) : trên Khôn (âm) dưới Càn (Dương), rốt cuộc đó là quẻ Thái biểu tượng trên mỗi người.

    Tắt một lời, Càn Khôn là Thái hanh thông, Đức Chí Tôn đem cái văn hóa nam phong biến thành Nhơn (loại) phong mà giáo đạo. Quá trình đó, Đạo Cao Đài đã thực hiện qua ba giai đoạn : 1. Dựng lại hình thể và bản chất của nền văn hóa dân tộc, 2. Làm sống lại đạo đức truyền thống, 3. Phát triển lên tầm cao mới trùm nhân loại.

    *CÀN KHÔN SẢN XUẤT HỮU HÌNH

    Đạo thờ Càn Khôn là đạo thờ Cha Mẹ tâm linh dân tộc chính là một tín ngưỡng hỗn địa của dân chúng, là bộ phận của văn hóa Việt Nam thời Âu Cơ - Lạc Long Quân đến Mẫu Liễu - Trần Hưng Đạo nay là Đại Từ Phụ (Cha Lành), Đại Từ Mẫu (Mẹ hiền) của Đạo Cao Đài.

    "Đạo thờ Cha Mẹ tâm linh dân tộc cần được giữ gìn và phát huy. Bởi đó, chính là tinh thần văn hóa, là kinh nghiệm lịch sử, là sự độc đáo Việt Nam không thể xóa bỏ được". (Tạp chí VHNT số 8-IXCVI, trang 25)

    Xem thế, đạo thờ Càn Khôn không những phù hợp với Dịch lý mà còn phù hợp với việc thờ Cha Mẹ tâm linh dân tộc. Khi nói "Thiên khai ư Tý, địa Tịch ư Sửu và Nhơn sinh ư Dần", xét trong lịch sử Đạo Cao Đài các năm Tý, Sửu, Dần ta thấy :

    * Thiên Khai ư Tý : Vào tháng Giêng năm Giáp Tý (2/1924), Đức Cao Đài cho ông Ngô Văn Chiêu thấy cảnh Bồng Lai. Trên cảnh ấy có Thiên Nhãn và Nhựt, Nguyệt, Tinh. Khi đổi về Sài Gòn, ông dạy đốc học Thới vẽ lại y như vậy mà thờ. Đó là tượng Thiên nhãn đầu tiên (Tiểu sử QPNVC, trang 34). Năm Tý lại là năm tuổi Đức Cao Thượng Phẩm (Mậu Tý- 1887)

    * Địa Tịch ư Sửu : Vào đêm rằm tháng 8 Ất Sửu (1925) tại nhà Đức Cao Thượng Phẩm thiết lễ Hội Yến Diêu Trì Cung lần đầu tiên. Năm Sửu là năm tuổi của Đức Cao Thượng Sanh (Tân Sửu - 1900).

    * Nhân sanh ư Dần : ngày 15-10-Bính Dần (1926), Đạo Cao Đài khai tại Thánh Thất Từ Lâm, Tây Ninh để phổ độ nhơn sanh. Năm Dần là năm tuổi của Đức Phạm Hộ Pháp (Canh Dần - 1890) .

    Thế mới hay việc gì cũng có thiên cơ dĩ định trước.

    Ta dùng quẻ Càn vẽ biểu đồ TAM DƯƠNG khai thái sau đây :


    Thật vậy, Đức Cao Thượng Phẩm là biểu tượng của Thiên Đạo, Đức Phạm Hộ Pháp là biểu tượng của Nhơn Đạo, Đức Cao Thượng Sanh là biểu tượng của Địa Đạo. Người xưa gọi là Tam Đạo thống Tam Năng : Thiên năng, Nhơn năng, Địa năng mà điều hòa vạn hữu.

    -Quẻ Càn đã hiện ra. Còn quẻ Khôn ở đâu ? Đạo từ thuở khai nguyên đến nay chỉ có ba nữ Đầu Sư, phù hợp với đức tính của quẻ Khôn : nguyên, hanh, lợi, trinh.

    -Bà Đầu Sư Lâm Hương Thanh là nữ môn đệ đầu tiên của Đức Cao Đài. Bà ngươn linh là Long Nữ, được Phật Thích Ca giảng Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và Đức Văn Thù Bồ Tát độ thành.

    Bà đã hiến tiền của xây dựng tổ đình Tòa Thánh.

    -Bà có công đầu trong việc may sắc phục đạo.

    -Bà Đầu Sư Hồ Hương Lự là người chứng quả thượng thọ 96 tuổi, đắc quả Thanh quan tư bộ, mà người phối ngẫu là cụ Cao Hoài Ân được Đức Cao Đài truy phong Xuyên quan tư bộ (vị quan coi bộ đời). Vị quan coi bộ Đạo là Ngân hà công bộ tức cụ Phạm Công Thiện. Ta dùng quẻ Khôn vẽ "biểu đồ TAM ÂM" sau đây:


    Tại Tòa Thánh, biểu tượng bên nữ là cái trống (âm), bên nam là cái chuông (dương). Chuông trống (dương âm) hòa hợp thì sự sống vĩnh hằng.

    *NAM PHONG, NHƠN PHONG

    Qua những điều vừa trình bày trên, ta thấy Tam Dương Khai Thái, đem đến sự hanh thông cho đất nước "Đạo Khai thì ách nước hầu mãn" theo lời dạy của Đức Chí Tôn. Khi nước nhà độc lập phải phục hưng văn hóa kinh tế. Thế nên Tam Âm Khai Văn vì văn hóa thuộc quẻ Bí mà Bí là con đẻ của quẻ Thái. Bởi lẽ, quẻ Khôn cũng do quẻ Càn chẻ làm đôi mà ra.

    Văn hóa chính thống : nguyên hanh lợi trinh của quẻ Khôn nằm trong nếp truyền thống của văn hóa dân tộc. Đức Cao Đài đã dạy :

      Quốc Đạo Kim triêu thành Đại Đạo
      Nam Phong thử nhựt biến Nhơn Phong.

    Khởi đầu là quốc Đạo Nam Phong, mục đích cuối cùng tôn chỉ của Đạo Cao Đài là Đại Đạo Nhơn phong tức Đại Đồng Nhơn loại. Đức Chí Tôn lại dạy rõ thêm:

      Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc
      Chủ quyền chơn đạo một mình ta.

    Quả thật, Đạo Cao Đài là Tôn giáo của thời hiện đại, tổng hợp văn hóa Đông Tây. Thế kỷ XXI là thế kỷ văn hóa, kỷ nguyên của những phát minh kỳ diệu, kỷ nguyên nối liền các quốc gia dân tộc, kỷ nguyên chung sống hòa bình hòa hợp mà Đức Cao Đài gọi là "Càn Khôn dĩ tận thức, hòa bình yên tịnh", chống mọi xung đột sắc tộc và kỳ thị tôn giáo vì hiểu ra nhân loại cùng đấng cha chung, hàn gắn mọi tệ nạn xã hội vì nền kinh tế phát triển cao đưa đến khủng hoảng đạo đức. Chẳng hạn nước Mỹ bạo lực đang hoành hành, ở Anh chấp nhận nữ sinh đi học được mang thai hoặc dẫn con theo. Sự băng hoại xã hội vào Hạ nguơn chưa thời kỳ nào bằng.

    Văn hóa bao gồm khoa học tự nhiên (mà Bảo Sanh quân là tiêu biểu) và khoa học xã hội (mà Bảo Văn Pháp Quân là tiêu biểu). Văn hóa là sản phẩm tinh thần (nên tôn giáo cũng nằm trong phạm trù văn hóa) bắt nguồn từ đời sống xã hội, nên văn hóa dân tộc trong thời đại thông tin điện toán chắc chắn sẽ giao lưu với văn hóa nhân loại. Đó là lúc "Nam phong thử nhựt biến nhơn phong".

    Chức năng của văn hóa (vốn là vẻ đẹp) là khám phá cái sai, cái ác để lượt lấy cái đung cái thiện hầu đạt chân, thiện, mỹ. Thế nên văn hóa tạo điều kiện cho con người từ thô lỗ, cổ xưa tiến đến văn minh tiến bộ. Vì thế, Đạo Cao Đài chỉ lấy tiến bộ hiểu biết làm nền tảng chớ không cần lấy mê hoặc chúng sanh làm lợi khí.

    Văn hóa cao thì tuổi thọ cũng cao. Bà Hồ Hương Lự đại thọ biểu tượng đức tranh bền lâu trong Dịch Lý. Các nhà nhân chủng học định rằng : Các nước tiên tiến có trên 60 tuổi thọ trên đầu người, còn các nước đang phát triển dưới 50 tuổi thọ đầu người.

    Xét về Quốc Đạo Nam Phong trong lịch sử nước nhà qua các triều đại đều có sự hiện diện các Tiên Thánh của Đạo Cao Đài cứu đời và uốn nắn con người giữ vẹn nếp Nam Phong.

    Trong cuộc khởi nghĩa giành độc lập đầu tiên của Hai Bà Trưng thì hai nữ tướng Hoàng Thiều Hoa và Hồ Đề vốn là Nhứt Nương và Bát Nương ở Diêu Trì Cung. Đến thời Lê bà Liễu Hạnh hiển Thánh nhiều lần hiện thân giúp đồng bào. Bà vốn là Ngũ Nương DTC và bà Lê Ngọc Gấm (hậu thân là nữ sĩ Đoàn Thị Điểm) đã làm cho nền văn hóa nước ta khởi sắc. Người dẫn đường cho chúa Nguyễn Hoàng lập nghiệp ở phương Nam là Tam Nương DTC và các Chúa Nguyễn hậu duệ là Cửu Nương DTC. Bà Lục Nương Hồ Thị Huê còn ban cho Vua Minh Mạng đứa con nối dòng. Chính bà Thất Nương đã hộ trì vẻ đẹp của Hòn Ngọc Viễn Đông. Nhất là nhờ đề cao Tam giáo đồng nguyên mà các triều Đại Lý, Trần, Lê có nền văn hóa hưng thịnh vào bậc nhứt.


    Đức Phạm Hộ Pháp đã từng giảng đạo : "Chúng ta thử coi nền quốc đạo của chúng ta sẽ trở nên nền Tôn giáo của toàn cầu được chăng và phong hóa của chúng ta có thể thay thế cho cả nhơn loại này chăng ? Bần đạo quả quyết rằng nó phải như vậy đó".

    NAM BẮC CÔNG RỒI RA NGOẠI QUỐC

      Từ đây nòi giống chẳng chia ba
      Thầy hiệp các con lại một nhà
      Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc
      Chủ quyền chơn đạo một mình ta.

    Đây là lời tiên tri cũng như lời dạy bảo các môn đồ của Đức Cao Đà. Nếu ta lấy chiều Nam Bắc nước Việt Nam làm ranh âm dương trong Thái Cực đồ, rồi vẽ vòng tròn bao quanh gồm cả đảo Hải Nam (Trung Quốc) và Biển Hồ của Camphuchia. Ta có được hình sau :


    Đó là Việt Nam Thái Cực Đồ. Bên phải là đất (Hải Nam) trong nước như âm trong dương. Bên trái là nước (biển hồ) trong đất như dương trong âm.

    Đức Cao Đài dạy "Nam Bắc cùng rồi ra ngoại quốc". Thật vậy, năm 1927 Đức Nguyệt Tâm lập Hội Thánh ngoại giáo (Mission Étrangère) ở Campuchia sau đó Giáo sư Thượng Bảy Thanh được lịnh truyền đạo ở Vân Nam (Trung Quốc). Thế là "ra ngoại quốc" rồi. Unesco thống kê : Việt Nam là một trong 34 nước có nền văn hóa lớn.

    Thật vậy, xã hội Việt Nam có luật lệ, có lễ giáo, có kỷ cương. Nếp sống văn minh nông nghiệo là sắc thái truyền thống của văn hóa dân tộc. Xã hội đề cao : tiên học lễ, hậu học văn, nhân nghĩa là chữ tín, cần kiệm, liêm chính. Đức Chí Tôn dạy lấy lễ nhạc dân tộc làm nhạc lễ tế tự Ngài và các đấng. Vì theo lễ ký : nhạc gây xúc động trong lòng. Lễ gây xúc động bên ngoài. Cùng tột của nhạc là hòa, cùng tột của lễ là thuận. Trong ngoài hòa thuận, hữu vô, nói theo Dịch Ký đó là âm dương, Càn Khôn, tâm vật hình hành thì thế giới an lành, hưng thịnh.

    Tóm lại, với chủ trương qui Tam giáo, Hiệp Ngũ Chi, thống hợp các nền văn hóa nhân loại là một tuyên ngôn chính thống phù hợp với thời kỳ hiện đại đưa đất nước tiến lên và vượt trội trong tương lai :
    Một nước nhỏ nhoi trong vạn quốc
    Mai sau làm chủ mới là kỳ !


    Dịch Hệ từ viết : "Cương nhu tương dịch, duy biến sở thích". Trong Thái Cực, âm dương bên nhau đương nhiên có sự trao đổi lẫn nhau. Âm hút dương, dương hút âm để thể hiện sự quân bình của vũ trụ. Trong Hậu Thiên Bát Quái chẳng hạn : Khí dương của Càn hút khí âm Khôn đoạt khí dương, Càn để biến thành các quẻ Tốn, Ly, Đoài. Đó là luật nhị khí giao cảm, hóa sinh vạn vật. Mọi sự việc trên đời đều có cặp mâu thuẫn đối đãi mang tính tất nhiên và phổ biến như âm dương.

    Bàn về quan niệm vũ trụ, Dịch Hệ thượng viết : "Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái". Thánh ngôn của Đạo Cao Đài cũng dạy : "Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh ra Bát Quái, Bát Quái biến hóa vô cùng" (TNHT quyển II, trang 62). Hai ý trên nhứt định có cùng một gốc.

    Trong Dịch Hệ thượng, Đức Khổng Thánh lưu ý : từ chất co giãn vô hình. Thái Cực chia ra hai Nghi là Aâm dương rồi biến hóa ra Tứ Tượng thành Bát Quái. Bát Quái biểu tượng cho vạn vật. Thế thì, vũ trụ được hình thành từ vô thỉ đến vô chung, từ vô hình qua hữu hình với quá trình biến hóa đi lên của nó. Quả thật "vũ trụ có những mãnh lực bí mật lớn lao đã hợp nhất lại và vô số hình thể sống động của nó đã đảm bảo sự liên tục cho chúng". (Les grands forces mystérieuses de la Nature étaient désormais unifiées Les imnomsbrables formes vivantes affirmaient leur enchainement (RENÉJUDRE, Les Nouvelles Enigmes de Funivers, Paris 1951, trg 14)

    Vì thế Kinh dịch mới nói "sinh rồi lại sinh thì gọi là Dịch". Cái gì sinh ? Chu Hy lý giải : "Âm sinh Dương, Dương sinh Âm, kỳ biến vô cùng (CHU HY, Chu Dịch Bản Nghĩa, Hệ Từ Thượng, Chương VI.). Đức Chí Tôn cũng dạy "Đạo Thầy không chi lạ, không ngoài hai lẽ Âm Dương". Tắt một lời, quan niệm vũ trụ theo phương Đông, trời đất, vạn vật chịu ảnh hưởng của hai yếu tố căn bản là Âm Dương, biến hóa luôn luôn, chảy quanh khắp nơi, khắp chốn một cách vô thường. Đó là Đạo, Đạo vốn không có hình, nhưng ở đâu cũng có Đạo, thiếu Đạo thì không có sự vật nào tồn tại được.

    Theo Soothll : "Trong vũ trụ đều là Âm hay Dương. Trời, ánh sáng, khí nóng, đàn ông, cha, sức mạnh, sự sống là Dương, Đất, bóng tối, hơi lạnh, đàn bà, mẹ, sức yếu, sự chết là Âm" (Tout est Yin ou yang dans la Nature. Le Ciel, la lumière, la chaleur, I'homme, le père, la force, lavie sont Yang. La terre, I'obscurité, le froid, la femme, la mère, la faiblesse, la mort sont Yin (W.E.SOOTHILL. Les trois religions de la Chine. Paris 1946, trg 161.)

    Âm Dương là Thái Cực, là Đạo vì "nhất âm nhất dương chi vi Đạo". Trước Thái Cực còn có khoảng trốn không gọi là vô cực. Thánh Ngôn dạy : "Khí Hư Vô sinh một Thầy, Thầy là Thái Cực". Từ vô cực qua Thái Cực, Thái Cực phân cực âm dương, âm dương sinh ngũ hành mà tạo thành vạn vật. Châu Liên Khê viết trong Thái Cực đồ thuyết như sau :

    "Vô cực mà là Thái Cực. Thái Cực động thì sinh Dương, động cực thì tĩnh, tĩnh thì sinh Âm, tĩnh cực lại động, một động một tĩnh cùng làm căn bản cho nhau. Rồi khi đã phân chia ra âm dương thì Lưỡng Nghi thành tập. Đến lúc dương biến, âm hợp thì Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ sinh ra. Năm khí đó nếu được xếp đặt thuận hợp với nhau thì bốn mùa sẽ vận hành đều đặn.

    Ngũ hành nếu hợp nhất thì thành âm dương. Aâm và Dương nếu hợp nhất thì thành Thái Cực. Thái Cực có gốc Vô Cực, Ngũ hành sinh hóa đều có tính chất duy nhất. Cái chân không của Vô Cực cái tính chất của Âm Dương và Ngũ Hành, tất cả phối hợp một cách kỳ diệu và kết tụ lại với nhau. Thế rồi, Đạo Càn làm thành trai, Đạo Khôn làm thành gái, hai khí giao cảm mà sinh ra muôn vật, muôn vật sinh rồi lại sinh, sinh sinh mãi mãi và biến hóa vô cùng" (TRẦN THÚC LƯỢNG, LÝ TÂM TRANG, Tống Nguyên học án, Tập I, quyển 9 trang 131)

    Thật vậy, "Trong lịch sử, có lẽ không có gì chính xác hơn việc biến dịch. Vật đổi thay. Người đổi thay. Đất đổi thay. Phong tục, quan niệm tư tưởng đổi thay" và Tôn giáo cũng đổi thay cho phù hợp với sự tiến hóa của nhân loại (Perhaps nothing is more certain in history than change. Animals change. Men change. The Earth changes customs, opinions and ideas change (PLANTTN an DRUMMOND M.J Our worl through the ages, New York 1959, trang 6)

    Về nhân sinh quan, sự hình thành con người cũng do sự giao thoa của âm dương mà hóa thành, nên trong mỗi con người đều có gien âm dương. Chu Hy quả quyết rằng "Người người đều có một Thái Cực, vật vật cũng đều có một Thái Cực" (Nhân nhân các hữu nhất Thái Cực, vật vật các hữu nhất Thái Cực (CHU HY, Ngữ loại.). Chu Hy còn viết thêm : "Thái Cực tự nó bao gồm cái lý động tịnh, chớ không thể lấy trạng thái động tịnh mà phân thể dụng. Bởi vì, tịnh là thể của Thái Cực, còn động là dụng của Thái Cực" (TRẦN THÚC LƯỢNG, LÝ TÂM TRANG, Tống Nguyên học án, Tập Ii, quyển 44 trang 505). Nếu ta coi động tịnh là hai trường hợp khác nhau của Thái Cực thì "Âm Dương chỉ là một khí. Khí âm lưu hành tức khí dương, khí dương ngưng tụ tức là khí âm. Thực chẳng có chuyện hai vật chống đối nhau bao giờ" (TRẦN THÚC LƯỢNG, sđđ, trang 505).

    Thật vậy, luật "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" của âm dương trong Kinh Dịch rất tâm đắc. Theo G.Lakhousky trong thuyết "Dao động tế bào" (Oscillation cellulaire), mỗi vật đều phát ra một luồng sóng đặc biệt : có cảm mới có ứng, có tương đồng mới có thể giao cảm. Đó là nguồn gốc cơ bút và cách trị bệnh bằng nhân điện trong Đạo Cao Đài buổi đầu.

    Cẵp Âm Dương giống như cặp Ác Thiện, tuy thấy như mâu thuẫn, nhưng chẳng bao giờ rời nhau. Khi ta gọi là dương vì phần dương lấn phần âm. Khi gọi là âm vì phần âm lấn phần dương. Thế nên, người tu phải biết vượt lên trên Thiện Ác, Thị phi mới thanh thoát. Nếu còn bị ràng buộc trong giả tướng của hiện tượng giới thì chưa có thể giác ngộ vào cõi Phật. Nên nhớ, "Những kẻ đại gian ác là những kẻ đại Thánh Thiện (Les grands pécheurs seront de grands Saints). Madeleline trước khi thành Thánh là người đàn bà sa đọa, Thánh Augustin thuở nhỏ cũng là kẻ nhiều lầm lỗi, còn Thập Bát La Hán nguyên là những kẻ trộm cưới giết người. Trong "Con đường thiêng liêng hằng sống", Đức Hộ Pháp xác nhận "quỷ vương là phần trượt của Thượng Đế" (Satan est la doublure de Dieu). Xem thế, Thần hay Quỉ ở tại bản thân của mỗi chúng ta. Hồ Cư Nhân cũng nói : "Thần của mộc, hỏa sinh vật ở hướng Đông nam. Quỉ của kim, thủy diệu vật ở hướng Tây Bắc" (HỒ CƯ NHÂN, Dịch Tượng Sao, quyển I, trang 2). Nói một cách khác "U uẩn hay rõ ràng, sống hay chết, quỉ cũng như Thần, tất cả đều là biến tướng của âm dương" (CHU HY, Dịch Hệ Thượng, Chương IV). Như thế, quỉ thần không xa ta. Thiên Đàng hay Địa Ngục đều nằm trong tâm của mọi người. Tránh hạng người "Thân Công Báo" (đâm bị thóc, thọc bị gạo) họ là kẻ mở cửa ma giới trần gian đó. Họ gây xáo trộn trong mỗi con người : hữu vi (xác), vô vi (hồn) lìa nhau. Đạo đời không còn tương đắc, Âm (xác) Dương (hồn) rời rã…

    Hãy nghe Pháp Chánh Truyền giải thích về ĐAÏO ĐỜI TƯƠNG ĐẮC. "Hội Thánh có hai phần tại thế. Phần hữu hình là Cửu Trùng Đài, tức là Đời, nghĩa là xác; một phần bán hữu hình là Hiệp Thiên Đài là chơn thần, nghĩa là nửa Đời, nửa Đạo, còn phần vô vi là Bát Quái tức là hồn, ấy là Đạo". Rõ ràng PCT phân giải Đạo là Bát Quái Đài, còn Cửu Trùng Đài là Đời (nhân sanh của Đạo), chớ không phải Đời là chỉ người ngoại đạo. Chẳng hạn Thế Đạo là Đời của Đạo, chỉ những người Đạo còn sống lẫn lộn với Đời. Đọc tiếp PCT ta sẽ thấy rõ hơn : "Thầy là chúa tể của sự vô vi, ắt Bát Quái Đài của Hồn. Hồn hiệp với xác bởi chơn thần. Aáy vậy chơn thần là trung gian của Hồn và Xác. Xác nhờ Hồn mà nên, thì Cửu Trùng Đài cũng phải nhờ Hiệp Thiên Đài mới mong đạt Đạo", nói cách khác, nếu muốn cho sự vô vi (Đạo) và sự hữu hình (Đời) đặng TƯƠNG ĐẮC thì cả hai ông chúa (Đạo, Đời) phải liên hiệp với nhau" (Tân Luật, Pháp Chánh Truyền, Paris 1952, trang 87)

    Chúng ta phải làm như thế nào như Lord Acton nói : "Tôn giáo la cái chìa khóa của lịch sử". (La religion est la clé de I'historie (CHRISTOPHER DAWSON, La religion et la formtion de la civilisation occidentale, Paris 153, trang 9.). Bởi lẽ, "Nếu không có Tôn giáo thì lịch sử hẳn hoang lương tiêu điều, cuộc đời hẳn cũng giảm sinh thú. Ngoài tính chất thẩm mỹ, tôn giáo còn có một ảnh hưởng quan trọng đối với nền văn minh nhân loại" (NGUYỄN HỮU LƯƠNG, sđđ, trang 58.)(6)

    Trở lại trang chánh

    Thư Viện 1      4   5