Bủu Minh Ðàn

Qui-Điều Nội-Lệ Chiếu Minh Vô Vi Tam Thanh

Chiếu Minh Phú Lâm Đàn
Ngày 20 tháng Giêng năm Tân Mão
( 25 Février 1951)

Thầy miễn lễ Đồng Tử .
Thi :
Cao là thấu ý Thầy truyền
         Đài lịnh thừa hành biết cố kiên ,
             Tiên Phật thành công nhờ nhẩn nại
                Ông Trời chĩnh giáo độ người duyên .

Hựu :
           Người duyên kẻ trí bước chung đàng ,
     Trở lại non Tiên hưởng thú nhàn ,
    Chánh kỷ xong rồi lo chưởng đức
        Hoá nhân kẻo trễ Hội Khoa Tràng .
Hoà tâm tô điểm căn cơ Đạo ,
     Hiệp trí chung lo chấn chỉnh đàn ,
   Kịp lúc ban truyền nền chánh lý,
         Rước người tỉnh ngộ bước lần sang .

Hựu :
Sang Thu mới thấy rõ cơ Trời ,
Lẩn bẩn rồi đây kế đến nơi ,
Lập chí lo tu cho đúng Đạo,
Khuyên con , con khá biết tuân lời .

Thầy mừng các con nam nữ .

Trường Thiên :
Thầy biện minh căn dò mọi lẽ
Con xét cho cặn kẽ lời Già ,
Mới tường ẩn ý cao xa ,
Khâm tuân trên dưới dung hòa cùng nhau .
Bỏ tánh phàm tự cao tự giỏi ,
Mà cho người thấp thỏi ương hèn
Cùng là khinh trọng trắng đen,
Trắng đen Thầy chẳng chê khen cái nào ,
Đã lắm lúc truyền trao lời ngọc ,
Để cho con thường đọc nghiệm suy ,
Đạo Thầy quí chỗ Vô Vi
Quí trong tâm pháp. Quí chi bề ngoài ?
Con nào có đủ tài thao lược ,
Thì luyện cho đơn dược viên minh ,
Còn hơn chấp trử hữu hình ,
Hữu hình , hữu hoại, thường tình xưa nay .
Nay đến lúc minh khai giáo lý ,
Mới dạy con chúng trí lập thành
Qui-Điều Nội-Lệ Tam Thanh
Để làm qui tắc lưu hành đời sau
Đừng cố ý làm cao quá lẽ
Cũng đừng cho quá rẽ Đạo Thầy
Trung Dung luật định xưa nay
Làm tròn phận sự rồi Thầy ghi công .

Các con an toạ và tịnh tâm nghe Thầy dạy
Thầy có dạy rằng bổn " Nội-Lệ " để tự các con làm lấy, nhưng về khoản" Nghi-Dung " có vài đặc điểm mà từ xưa đến nay các con Tiền Giang và Hậu Giang xô xát nhau về tinh thần , chống báng nhau về ý kiến, mãi cho đến ngày nay đã bao phen Thầy dụng cam ngôn mỹ từ để giải bày cho các con tận tường yếu lý mà các con cũng chưa đi đến chỗ dung hòa với nhau đặng, nên chi Thầy phải giải rành những chỗ trắc ẩn có liên quan đến Thiên Cơ diệu lý, mà vì chỗ kiến văn hẹp lương, các con không bao giờ đoạt thấu .
Các con nên hiểu rằng trong Trời Đất thì có năm màu chánh, Năm màu ấy có thể biến chuyển ra thành ra màu ngàn sắc khác mà năm màu ấy là : Vàng, Xanh Trắng, Đỏ, Đen, gọi là ngũ sắc. Thể theo lẽ Đạo thì ngũ sắc ấy biến ra ngũ hành là : Kim , Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, rồi ngũ hành ấy mới sanh ra ngũ khí là Huỳnh, Thanh, Bạch, Xích, Huyền. Các con nhờ phép Đạo vận chuyển cho ngụ khí ấy triều ngươn thi chơn nhơn hiện xuất tức là thành Đạo vậy . Trong năm màu đó , Thầy đã dùng hết ba màu là : Vàng , Đỏ, Xanh, tức là " Tam Tài " cho tam Giáo về cơ Phổ Độ. Còn lại hai màu là Đen và Trắng, tức là " Lưỡng Nghi " thì dành cho phái Vô Vi Tam Thanh . Lúc còn tại thế thì Thầy dùng khăn Đen. Nhưng khi đi đến bán lộ trên con đường Đạo, là lúc Cơ Đạo đặng vận chuyển, Thầy vì muốn cho cơ Đạo mau thành nên mới dạy cho mỗi con sắm một bộ khăn áo thể theo Bát Quái Hà Đồ, một là để tuợng trưng rằng Đạo Thầy luyện theo Đồ Thơ Bát Quái, chiếc khảm điền ly, CÀN KHÔN nghịch chuyển cùng là lấy lẽ âm dương tương cảm tương sanh, nên mới dùng khăn màu Trắng bao trùm màu Đen. Nhưng vì lẽ Thầy dạy các con mà Thầy không mặc nên các con chẵng dám dùng. Mà đó cũng do nơi Thiên Ý, vì chúng sanh tội lỗi còn nhiều, nên cơ Lập Giáo của Đạo Thầy phải trễ hết mười hai năm . Chớ chi khi trước mà các con làm y theo lời Thầy dạy đặng,

thì giáo lý đã lập thành 12 năm về trước .
Mãi đến lúc xuống Cần Giang (1) Thầy mới dụng chỗ Vô Vi mà làm tượng trưng cho Đạo, vì vậy mà Thầy mới chỉ cho HỒNG (2) sắp đặt trên Thiên Bàn thể theo Bát Quái, tám món tượng hình tám cung , rồi nơi giữa lấy lư hương làm trụ cốt, tức là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi biến ra Tứ Tượng, phụ vào Tứ-Cá Âm-Dương cộng thành Bát Quái . Rồi đến khi Thầy qui liễu thì các con ở Hậu Giang đều để tang cho Thầy đến ngày nay mới có đủ hai màu Đen Trắng , và cũng nhờ ở chỗ Âm Dương tương khắc tương sanh cho nên sau khi Thầy qui liễu đến nay mới có nhiều kẻ giác ngô tu hành .
Đó là Thầy nhắc lại những chuyện đã qua và cũng vì chỗ diệu lý Thiên Cơ nên từ xưa nay không khi nào Thầy thố lộ .
Nay đến thời kỳ chỉnh giáo, những lẽ ấy không còn ứng dụng nữa, cho nên Thầy mới dạy các con dung hòa nhau mà sắp đặt cho có qui tắc duy nhứt mà thôi , chớ Thầy không cho Đen là đúng mà cũng không cho Trắng là đúng Đạo .
Vã lại, hễ khi Đạo thành thì nê-hoàn-cung phải mở rộng rồi ngươn thần mới xuất nhập đặng. Nghĩa là Càn phải trở thành Khôn, Càn thì tam-liên, còn Khôn lục-đoạn; Càn thuộc Dương, Khôn là Âm. vậy thì không còn dụng lấy cung Càn mà bao trên nê-hoàn đặng nữa. Còn Khôn thì thuộc Âm cũng không dùng đặng. Vã lại chiếu theo phép Đạo, thi vận chuyển huyền khí mà luyện thành bạch quang , cho nên lúc Đạo thành chỉ hoặc dùng màu Đen hay màu Trắng cũng đặng, nhưng không nên tượng hình cung Càn lên trên là vì đã qua thời kỳ Đạo Chuyển rồi .
Hiện nay các con còn phân vân bất nhứt , còn Thầy thi từ bi không nở xử ép Tiền Giang phải theo Hậu Giang hay Hậu Giang phải theo Tiền Giang . Nếu các con tự dung hòa với nhau không đặng thì Thầy chỉ lấy lẽ Vô Vi mà ứng hóa cho, như thế các con không còn ngờ vực nữa . Vậy về khăn Đen hay Trắng cùng cách thờ-phượng theo Đạo Khai hay Đạo Chuyễn thì Thầy định như vầy :
Trước hết các con lập thành Ban Chỉnh Giáo, có đủ nam nữ 12 đệ tử, rồi các con thiết lập một đàn nơi đây có đủ trọn Ban Chỉnh Giáo thành nguyện, để nơi Thầy do lẽ Vô Vi mà định đoạt, đừng con nào xen ý muốn chi vào đó. Rồi các con làm 4 lá thăm cuốn tròn để nơi Thiên Bàn, 2 lá đựng trong một dĩa nhỏ để phía bình bông thi biên ở trong một lá thăm : " thờ theo kiểu Đạo Khai " còn lá thú hai thì " thờ theo Đạo Chuyển " . Còn dĩa khác cũng dùng hai lá thăm để bên dĩa trái , trong lá thứ nhứt thì đề " khăn màu Đen " còn lá thứ nhì " khăn màu Trắng " .
Khi đọc kinh cúng rồi, đọc bài cầu cơ ba lượt, bài mừng 3 lượt , nhưng không dùng cơ bút, rồi một con hoặc DƯƠNG hoặc HỒNG thay mặt bắt ra một lá thăm để xuống bàn cơ, đoạn mới thỉnh 1 keo , khi Thầy chứng cho nhứt âm , nhứt dương rồi, các con cứ do mà hành chẳng đặng trái lịnh .
Khi xong rồi hết , Thầy sẽ định ngày tiếp dạy về cơ Chỉnh Giáo .
Thầy ban ơn chung .

 (1) CẤN Thơ, Hậu GIANG..
(2) Cô Tư Hồng.

          Trở lại trang chánh          

  Thư Viện 1      4   5