Thái thượng huỳnh đình ngoại cảnh kinh
Sách mật của hai nguyên quân Đan hà,
Thanh hà. Núi Viên kiệu Động Tử hà Hàm hư chú giải.

Chương thứ nhất

Lão tử lúc nhàn rỗi làm thơ bảy chử, giải bày thân hình có chư thần.
phía trên có huỳnh đình phía dưới là quan nguyên, trước là u khuyết sau có mệnh môn.
Hô hấp trong hư không vào đan điền, ngọc trì thanh thuỷ quán linh căn ( ao ngọc nước trong rót vào linh căn). Đều là chân đồng tử (trẻ thơ) nuôi dưỡng thai thấm nhuần.
 xét rõ tu học có thể trường tồn.
Chương ấy Thiểu dương tổ sư đã khai kinh chỉ dẫn. tổ sư nói: Lão quân thường niệm (nghĩ nhớ) ngọc văn, thường là cái <nội cảnh kinh> được lọc bỏ cái phiền phức mà dùng cái giản tiện để làm thơ bảy chử vẫn gọi tên <hoàng đình>, để phân biệt gọi là <ngoại cảnh>. Nội ngoại ấy là danh hiệu gọi trước sau không phải là trong ngoài của thân. Nói rằng nhất thân ngủ hình (một thân năm hình thể), cùng với vạn thần trong thân là phần kinh điển chân yếu. Thái thượng lấy hư vô làm bổn (căn bản). Cái không gian trên dưới sau trước đó bên trong có một vùng hư vô, người có thể hạ thủ ở đó, hô hấp có thể thâm nhập vào đan điền, dưỡng tha gia (nhà kẻ khác) trong ngọc trì (ao ngọc) tiên thiên thuỷ cực trong mà lấy rót vào linh căn ngã gia (của ta), linh căn bền chắc thì đan cơ lập (nền tảng của đan được xây dựng). Đứng đầu chân đồng tử là thai anh (anh nhi: đứa bé). Thai anh là tổ của vạn thần. Ngày ngày dưỡng nuôi, phục thực (ăn uống) thai tức (thở thai) huyền tân (nước dãi huyền diệu), cứ như vậy mà tu luyện có thể trường sanh bất tử. quán linh căn là lấy hậu thiên dưỡng thân, thực thai tân là lấy tiên thiên dưỡng đan. Đó là một chỉ dẫn về ý nghĩa thâm diệu. thế gian truyền (Huỳnh Đình Kinh) , cẩu thả bỏ đi 2 câu Lão tử nhàn cư , bên dưới đổi thành tứ ngôn (bốn chử) nói là “thượng hữu huỳnh đình, hạ hữu quan nguyên, tiền hữu ưu khuyết, hậu hữu mệnh môn, hô hấp lư ngoại, xuất nhập đan điền, thẩm năng hành thử, khả dĩ trường tồn”. câu tổng chân đồng tử đều mất nghĩa gốc. không thấy chân hàm ( hàm nghĩa chân thật), nhiều cái mất nghĩa thật sự. đầu tiên lúc ta muốn chú giải (Hoàng Đình), tự nhiên thấy Đan Hà nguyên quân giáng xuống Sơn Trai (phòng riêng trên núi) nói rằng: “ đón tiếp sách của Nguỵ Phu nhân, truyền cho con khảo xét chuyên chú <Huỳnh Đình> , hợp với lấy những sách bí mật này chỉ bảo ”. Ngày kia có Xan Hà [1] đạo nhân, được đệ tử Nam Nhạc Dương Trường Ngự sử truyền sách, Nhận phó thác giữ cho con, chuyển chỉ bảo của ta hợp với sách Đan Hà mà tham khảo, mới hiểu thiên cung bí lục (sách mệnh của thiên cung), nên lấy từ sự tương đồng.
vì quá mừng vui mà chú giải bên dưới.

Chương thứ 2

Huỳnh đình chân nhân mặc y phục màu đỏ, then cài cửa khoá ẩn sâu xa trống rỗng mà sai khiến nơi cao lồng lộng, bên trong đan điền tinh khí mầu nhiệm. ngọc trì thanh thuỷ ( ao ngọc nước trong) làm Đất sinh màu mỡ, linh căn kiên cố thì già lão không bị suy yếu.

Then cài cửa khoá, cơ ấy bao quát có con có mẹ, ở lúc quan môn (đóng cửa), lấy mẫu (mẹ) nhập vào tẫn (con), thì then khoá hợp mà hai cửa cũng bị lấp, lời chỉ bảo rỏ là thần khí giao cấu, như mẹ con cùng chứa lẫn nhau vậy. làm mạnh mẽ mà sinh là sai lầm. thổ sanh phì là hạ thủ tha gia (nhà kẻ khác) mà thuỷ trong ngọc trì (ao ngọc) cực trong không nhiễu, ngày ngày tưới trồng vun bón, thì thổ (đất) gầy biến thành màu mỡ, mà linh căn ổn định lâu dài,
 kiên kiên cố cố, dù rất già cũng không suy yếu khô héo vậy.
Ta thấy <Nội cảnh> có bốn chương.

Chương thứ ba

Trong ao có người mặc y phục đỏ, dưới đan điền ba thốn là nơi thần ở, khoảng từ giữa đến bên ngoài cần coi trọng bế (đóng) nó, bên trong thần lư (nhà thần) chăm chỉ tu trì. Huyền ưng khí quản nhận tinh,

nhanh làm yên tinh mà tự giữ.
Trung trì (trong ao) là khí hải, cũng gọi trung tâm, bên trong có người tu, mặc y phục màu đỏ là chỉ thần tâm. Điền là đan điền. dưới đan điền một thốn là quan nguyên, 2 thốn là trung cực, 3 thốn là hội âm, đều là nơi thần ở, không riêng gì ở trung trì (trong ao). Trung trì cùng đan điền bên dưới 3 thốn là thế trong ngoài cách biệt nên coi trọng nhanh bế (đóng lại) thì thần bên trong không ra ngoài. Thần lư là thần thất (nhà của thần), bên trong thần thất nên chăm chỉ tu trì thanh tịnh, không nghe theo duyên bên ngoài xâm lấn, liên tục thuận theo mà tồn tưởng, nội dưỡng thần hoả, tự nhiên thuỷ đến giúp thêm thì sẽ có huyền ưng khí quản theo thụ nhận tinh phù. Tinh phù là lấy tinh hợp thần, lấy thuỷ chế hoả vậy. tinh ở ta là tinh mầm, theo ấy mà nhanh nhanh yên định thêm, lấy tự phù trì (giúp đở,nắm giữ) thì chính là hàm chứa hoa vậy.

Chương bốn

Trạch trung (ở đó) có người thường mặc đồ đỏ, con có thể thấy nó thì bất bệnh. Từ đường thẳng ngang lên khoảng 1 thước (xích), con thủ ở đây có thể vô dạng vô hình, hô hấp lấy lư gian (có lẽ là khoảng xung quanh khu ấy) tự bù, giữ đầy đủ bền chặc thân nhận phúc, cẩn thận cái ẩn chứa bên trong thốn vuông đó, tinh thần trở về, già lão cũng phục hồi tráng kiện. Lấy u khuyết lưu chuyển xuống dưới, dưỡng tử (con) ngọc thụ (cây ngọc) có thể tựa vào.
Câu ấy cùng <nội cảnh> “ trạch trung hữu chân thường y đan (trong nhà có người thường mặt đồ đỏ)” giống nhau. Trạch (nhà ở) là linh trạch, là nơi bồi dưỡng thành âm đan, có một tên là lư gian (gian nhà), một tên là phương thốn (thốn vuông). Đường kính dài không quá một thước (xích), ước tính bên trong có thần ở trên. Chăm chú khiến nội cảnh không thể xuất, ngoại cảnh không thể nhập, hạ thủ tại đó, hô hấp tại đó, bảo dưỡng tại đó, cái ẩn ở đó, tinh thần quy căn (trở về gốc ở đó). U khuyết sai khiến nó, chảy vọt xuống dưới mà cánh (hết), cánh là dừng lại. dưỡng tử ngọc thụ là tưới trồng linh căn khiến cành ngọc lâm xum xuê, có thể vi trượng (tựa vào) là lời nói ẩn dụ nội đan đã thành tựu,
là cái nghĩa giúp đở người già suy kém.

Chương thứ năm

Chí đạo (đạo cùng cực) không giản dị thì không gặp ngay bên cạnh, linh thai trên trời soi xuống bên trong. Bên trong thốn vuông cực trống rỗng ấy hạ xuống, bên trong ngọc phòng là nhà thần. đều là công tử người dạy ta.
Ngỗ thì trái lại là hành (là đi) vậy. chí đạo nghịch hành, như thế không đồng [2] bàng môn nghịch hành, trên trái dưới phải, không phải chính pháp. tất nhiên phải cần phía sau đi lên phía trước đi xuống, bèn tự nhiên thành đại lộ (đường lớn). Linh thai sinh ra ở trung thiên (trong trời), là nơi phát hiện chân tâm. Hạ lâm trung là chú ý ở trung ương huỳnh đình. Phương thốn là trở về trong. Khuyết hạ là dưới rốn vậy, ngọc phòng là <nội cảnh> của kim quỹ (rương vàng) ngọc phòng, nói ngọc phòng và kim quỹ cũng ở bên trong. Ôi thần của người nghỉ dừng ở mắt, nên gọi là nhà của thần, cái thường gọi là cơ tại mục là đó vậy. cái chủ yếu của chí đạo (cái đạo cùng cực) ấy, đều là con của mộc công, người chỉ bảo cho ta. Công tử là chấn đế (vua sấm), là trường tử ( người sống lâu dài), là long. Long tòng hoả xuất (rồng cùng hoả sinh) hống (thuỷ ngân) tính linh thông. Đạo dạy người trước tiên phải tỏ rõ tính mình, có thể tỏ rỏ tính mình thì có thể tự mình tỉnh ngộ,
tự kỷ (tự mình) tỉnh ngộ là như công tử chỉ ta vậy.

Chương thứ sáu

Minh đường đạt bốn nguồn pháp hải [3], đan chân nhân đang trước mặt ta. Khoảng tam quan tinh khí nhiều, con muốn bất tử thì tu ở côn lôn.
Minh đường là cung minh đường. cung ấy nằm bên trong khoảng giửa hai chân mày một thốn, nhật nguyệt đều trú lại, chiếu diệu quang minh (sáng rỏ) nên nói là đạt được bốn.
Vận dược đến đấy là nơi đan pháp quy hội trở lại, nguyên đầu ( nguồn đầu) hoạt thuỷ theo đó mà hoá sanh nên gọi là pháp hải nguyên [4] (nguồn biển pháp). Tử đan là thai vàng vậy. do minh đường nhập thần thất (nhà thần), thần thất ở phía trước minh đường nên nói đang ở trước ta. Kiến (thấy) tam quan chú thích bên trong <nội cảnh>. Muốn bất tử thì tu ở Côn lôn. Câu ấy là diệu ngữ của huyền trung huyền, không thể không biết. thượng côn lôn là nơi tu luyện dương thần, là quê hương của trường sinh rời xa cái chết, người ấy cũng biết mà oán trách không dừng. Có trong Côn lôn, ẩn ở trong thân là cảnh chí thanh chí không (cực thanh cực không), khí cùng thần hợp, đông đặc lại, làm thành một mảnh như vào vạn nhận ( nhà chu định tám thước là một nhận) trong hư không, trong thân tuy có thượng trung hạ tam quan, đến đấy tất cả đều không thể phân tam quan mà nhất chân riêng lộ, vạn tượng đều không, rời đường biên mọi loài, tạo nên cảnh lồng lộng. Cái gọi là <đạo tình> của Trương tam phong [5] tiên sinh là: “ vô sự chân nhân dấu mặt vào trong, chủ ông ngồi ngay ngắn ở trên côn lôn” là như vậy. ở nơi ấy thấy được dương thần tiên thiên trường sinh, không phải hậu thiên chuyển kiếp âm thần, nên nói ở khoảng tam quan tinh khí thâm hậu, muốn bất tử thì tu ở thượng côn lôn. Thơ <hoàng đình > là chủ yếu ở hai chử “chi gian” trước mắt, lại có hạ côn lôn là tu nguồn phát hoả của đan, tất cả rồi sẽ biết. phàm tu ở côn lôn cần ngưng thần ở khoảng tam quan, khoảng ấy chí thanh chí tinh (rất trong rất sạch), có khí rất tịnh (sạch), thần nhập vào trong, mầu nhiệm thâm sâu mênh mông xa tít, không không vô vô, tâm rất rỏ ràng lại không động niệm trong một sát na (một thời gian rất ngắn, chỉ trong một mối niệm có tới 90 sát na) liền siêu lên thượng thừa. thế nhân thấy hai chử côn lôn liền cho đó là nê hoàn. Nếu không có ngô sơn bảo hoà hai sư luôn luôn chỉ điểm ai biết trí ý ở khoảng tam quan như thế.

Chương thứ bảy

Giáng cung ở bên dưới trọng lâu, dược vào giáng cung, tất nhiên trước xuống phế quản trọng lâu 12 tầng. Trong cung khuyết nói chỉ hoàng cung. Đuổi nhị khí ở hoàng đạo, hợp tam tính ở hoàng cung thì ngủ khí triều nguyên, mọi thứ đẹp xinh hội tụ nên nói là ngủ thải tập ( năm sắc xen nhau). Xích thần chi tử là chân ý. Do tâm sinh ý nên nói là con của xích thần (thần đỏ). Trung trì (trong ao) là nguyên hải, lúc năm sắc cùng hội hợp, chân thổ giữ chân diên, chân diên chế chân hống, ổn định mà không loạn thì thần khí ngưng tụ nên nói là gây dựng. bên dưới trung trì có trường thành, là đê vàng. Lại có huyền cốc là quê hương của thuỷ. Bên trong ấp là nơi người tu hành thực thải (ăn, hái) như ấp và kinh đô của nhân gian. Có tường thành vây quanh nó, có hào xung quanh nó, là một nơi nghiêm ngặt. Sự thần diệu của trường sinh từ phòng trung (trong phòng) mà đạt, thuật danh liền mệnh của đan gia cũng như nam nữ giao cấu, không phải việc chọn đánh mà là thần khí cùng dò xét.
Kim mộc giao hợp như vậy.

Chương thứ tám

Quên bỏ dâm dục chuyên nuôi tinh, thốn điền xích trạch khả trì sanh (có thể kéo dài sự sống). thường làm tâm yên ổn, xem xét tâm chí, ngắm thần tam kỳ linh. Nhàn hạ vô sự tâm thái bình.
Ý chính của câu là khuyên người giới hạn sắc dục để yên tinh. Thốn điền là mệnh môn. Xích trạch là linh xá (nhà thần linh). <nội cảnh> nói, “một thốn vuông trong mệnh môn”, sách này nói bên cạnh lên khoảng 1 thước (xích) là nơi dưỡng thân tồn tâm, người phàm tục cho là mặt ngoài của cửa là không đúng. Tâm không an ổn do quấy rối và rong ruổi bên ngoài, lưu chuyển lâu dài không trở về nên cần liên hệ với bên trong để an tâm. Quan chí là bế (đóng) nội quan để giữ chí. Du thần là chân nhân ẩn rất sâu, vật trôi nổi thu trở về trong,
 đắc cảnh tượng lặn ngầm trong nước là lúc tinh khí thần hợp lại không phân,
 nên nói là tam kỳ linh. Nhàn nhàn hạ hạ, vô sự vô vi, tâm cảnh rất bình yên.

Chương thứ chín

Thường tồn ngọc phòng đạt thần minh, thường niệm thái thương (cái bịt đựng thóc) hết đói khát. Sai khiến lục đinh thần nữ yết kiến,
bế (đóng) đường tinh có thể trường hoạt (trường sinh).
Thường tồn ngọc phòng là giờ giờ tồn thần, nhắm mắt nội thủ, thần không nhàn tản bên ngoài thì sẽ định hơn có tuệ (trí sáng ) hơn. Người biết thần là thần đạt minh (sáng suốt), mà không biết là không thần thì thần bèn đạt chân minh. Thì niệm thái dương là giờ giờ điều hoà giúp đở, lấy vị nhạt (đạm bạc) mà dưỡng nó, thái thương là dạ dày, ý thổ ở đó, nơi ý ở là nơi thái thương, không thể chấp ở dạ dày hữu hình. Tiên gia xem huyền quan là thái thương huyệt, là nơi trường thai trụ tức (nuôi thai lớn và giữ hơi thở nơi đó), <nội cảnh> nói, “thốn vuông trong mệnh môn”, ngô sơn [6] lấy làm nơi ý an cư, xem xét chân thông vậy. Ý thổ cường thịnh có thể tiêu tán thuỷ cốc (đồ ăn thức uống), chứa đồ ẩm thực (ăn uống) rồi biến hoá nên nói không đói khát. Thần Lục đinh

danh gọi là nữ, là âm thần. dương thần ở ta có thể sai khiến lục đinh, truyền đến yết kiến,
đạo trường sinh là như vậy, tóm lại chủ yếu là bế (đóng) đường tinh vậy.

Chương thứ mười

Thần ở bên trong chánh thất, tẩy tâm tự sửa không vấy bẩn. quan sát ngủ tạng là tiết độ, lục phủ tu trì tinh khiết như tơ trắng. hư vô tự nhiên là gốc của đạo.
Chánh thất là trung ương thần thất (nhà giữa của thần) , không thiên không lệch. Tẩy tâm thoái tàng (tẩy rửa và cất dấu tâm), tự siêng năng tu trì, không cảm thấy nhơ bẩn. do nội quan ngủ tạng, rỏ ràng như soi đuốc, một thân tiết độ, tất cả đều có thể xét đoán vậy. Do nội quan lục phủ nhất nhất tu trì, tự nhiên tinh khiết như tơ trắng, đều không trọc uế (dơ bẩn),
đạo hư vô tự nhiên, theo người xưa là như vậy nên gọi là nguyên cố (gốc).

Chương mười một

Vật theo tự nhiên thì muôn sự không phiền nhọc, ai chắp tai vô vi thì thân tự an. Thể mà hư vô thì tâm tự nhàn hạ, yên lặng sáng láng miệng không một lời. tu cho hoà với cung chân nhân vốn độc lập.điềm đạm vô dục vui đức vẹn tròn. Thanh tịnh hương thơm thanh khiết tồn tưởng ngọc nữ, tu môn đạo đức minh thiện.
Vật thì có vật âm, vật dương, phân làm kiền (trời), khôn (đất), nội (trong), ngoại (ngoài). Xem xét vật ấy tự nó có lời nói bên trong. Phàm tu nội vật cũng có lý tự nhiên bên trong, không cần nhiều việc, sự ấy vốn là không gây phiền. thân an thì tinh bất động, tâm nhàn thì thần không rối, miệng không nói thì khí không tán. Chỉ chắp tay ngay thẳng vô vi, trong thân thể không có vật, yên lặng sáng láng, tu đạt cái lý của thái hoà, thủ độc lập bên trong, ấy gọi là chân nhân cung. Điềm điềm đạm đạm, không có dục niệm bên trong, vui ở cái đức vẹn tròn, mầm ngọc rực rỡ. lúc ấy thì thanh tịnh không nhiễm, hương thơm thanh khiết không bụi trần là trường tồn ngọc nữ. ngọc nữ là ví dụ của nội hống, đức là người đắc ở thiên (trời), hư linh bất muội (không mê muội). Tất cả đều trình bày các đạo lý ứng với vạn vật; sở dĩ tu là để phục lại hư linh cho thân thể yên. thiện do trời phú cho người, một điểm tối sơ, cái gốc của tính là cái nền của tâm; sáng suốt sở dĩ thấy bổn lai (gốc) là do chân yên tĩnh. Đại đạo môn trước dạy người hiểu tận tường tính, cũng ở tu cái đức minh thiện (sáng, lành) như vậy.

Chương mười hai

Tác đạo vui nhiều sống riêng lẽ, giúp dưỡng mệnh hạ thủ ở hư vô. Điềm đạm hư vô suy nghĩ gì, cánh chim là sự nâng đở chính, trường sinh xem xét lâu bèn phi khứ (bay đi).
Tác đạo là nói đến tu đạo. người tu đạo, hoặc tại nhân gian hoặc đã xuất thế, cần quan trọng ở vui hơn và do tự thích, giữ thân ta mà sống riêng yên tĩnh. Trong thân có tính mệnh, cái nhất ngày ngày giúp giử lấy, thời thời dưỡng dục. trước tu luyện ngọc để minh tính, sau đó tu luyện kim để lập mệnh, bí mật chính yếu là nội thủ ở hư vô. Khoảng trời đất mà con người sinh ra, nhiều suy nhiều nghĩ, nếu có thể thủ ở hư vô thì điềm nhiên đạm nhiên, vô vi nhi vi (không làm mà làm), có gì để suy để nghĩ. Tiên gia lấy việc luyện khí gọi là luyện vũ dực (cánh chim), khi thần đầy đủ khí vẹn tròn thì vũ dực thành. Phù sơ là thần khí như cành non tốt tươi. Theo đó thì vẹn toàn tính mệnh bên trong, bên ngoài hình thể bền chắc, ẩn hiện trong nhân gian, sống trường sinh lâu dài, chán ghét cõi trần, bèn thoát xác bay đi.

Chương mười ba

Ngủ hành tham soa cùng một gốc, tam ngủ hợp chính yếu là bổn nhất (gốc một). ai cùng sao bắc đẩu nhật nguyệt, ôm châu mang ngọc hoà tử thất. con có thể thủ được một thì vạn sự xong, con tự có nó mà giữ vô thất. con muốn bất tử thì dấu đi kim thất.
Tham soa là dùng lẫn lộn với nhau. Theo thứ tự ngũ hành thì kim mộc thuỷ hoả thổ tương sanh tương dưỡng (sinh nhau và dưỡng nhau). Ngũ hành lẫn lộn với nhau thì kim mộc thuỷ hoả thổ khắc chế lẫn nhau. Khoảng ấy có mộc hàng (đi xuống) kim thăng (đi lên), dùng thuỷ làm chủ hoả làm khách. Đạo thì không thể cùng thứ bật nên nói ngũ hành tham soa. Như thế nhất khí ấy cùng thành thì đồng căn cộng tiết (cùng gốc và thứ bật). tam cùng ngũ hợp lại, đếm nó là tám, phân âm phân dương, chính lúc sau bảy ngày lai phục (trở về). nhớ lại gốc là từ hư vô sinh nhất khí, nhất khí sinh âm dương nên nói chính yếu là ở bổn nhất (gốc một). nhất khí ấy dưỡng ở hư vô. Ai cùng hợp với nó thì bắc cực nhị diệu (có mặt trời mặt trăng ở bắc cực) là như vậy. đầu đuôi sao bắc đẩu (đấu khôi đấu tiêu) tinh thần động tĩnh là lúc xét đoán bám vào nhật khảm nguyệt thuỷ hoả cùng một cung mà luyện, ta chỉ ôm minh châu, nhớ mĩ ngọc (ngọc đẹp) mà tu hoà tử thất. tử thất là hư vô . có thể thủ hư vô nhất khí, đợi đến mà bắt giữ nó, thì tính mệnh tại ta, vạn sự đều thành. Nhất là vật mà tử thân tự có đều chính yếu là kiên trì chớ để mất, mất nó thì chết, không mất thì không chết. con muốn bất tử thì phải đưa nhất ấy dấu đi trở vào trong hoàng kim thất, vĩnh viễn không rời, thì đại đan thành tựu vậy.

Bủu Minh Ðàn.Trang Web Phục Vụ Nhơn Sanh Miễn Phí.,Webmaster Trương Ngọc An  

Thư Viện 1      4   5