Thánh Thất Bình Hòa, Gia Định,
Tuất thời 23 tháng 8 , Nhâm Tý . (30-9-1972)
Thập Nhị Cẩm Đoạn .

Đàn cơ dạy về Thập Nhị Cẩm Đoạn .
Kim Quang Đồng Tử : Chào chư thiên ân hướng đạo, chư liệt vị thành tâm tiếp Đức Đông Phương giáng lâm , tiểu thánh xin xuất ngoại ứng hầu .
Đông Phương Chưởng Quản . Bần Đạo mừng chư hiền đệ hiền muội .
 Bần Đạo đến hôm nay để chỉ cho chư đệ hiểu một vài chổ bí yếu của đạo lý pháp môn
và cũng dạy chư đệ về sự ích lợi của người tu luyện .
Vậy Bần Đạo hỏi qua thất nhựt tu học và tri hành tịnh định, chư đệ có tìm thấy diệu lý của pháp môn ở chổ nào chăng ?
- Chí Thuần bạch .....
- Còn chư đệ ? cứ tuần tự dẫn chứng ở chổ thực dụng cho Bần Đạo nghe .
- Quí vị Thiện -Bảo, Chí-Hùng, Chí-Thành, Chí-Kỉnh và Đạt-Minh đồng bạch .....
- Riêng phần Huệ-Chơn , Đạt-Trí tuy mới bước vào môn tu luyên nhưng cũng nên tìm thấy sự ích lợi của pháp môn để vững vàng đi đến nơi đến chốn .
Này chư đệ ! hảy đồng an tọa , tịnh tâm nghe Bần Đạo giải về sự công dụng của pháp môn tương trợ tương quan giữa động và tịnh .
Trước khi giải , Bần Đạo hỏi chư đệ có thuộc qua pháp môn ngoại công thể dục chăng ?
- Thiện-Bảo bạch ....
Đây Bần Đạo giải về môn thứ nhứt : ( 1 )
Chơn-Tâm hiền đệ đọc pháp môn thứ nhứt.
( Đạo Trưởng Chơm Tâm vừa đọc vừa hành pháp ) .
- Đó là phương pháp Dục diện (rửa mặt khô) . Trước khi, phải thiền định, điều tâm, dẩn khí cho thần khí giao hội, đem điển lực vào đôi tay để xoa đầu. Chư đệ nên nhớ tác dụng của môn này rất ích lợi. Muốn điều tâm, điều tức có hiệu lực, phải hiểu tâm có 3 ngôi . Ngôi chánh của con người là Chơn Tâm là nguồn sanh huyết lưu hành dưỡng dục châu thân, Tâm ấy là chủ tể là Thần mà chúng đẳng đều triều phục. Khi Thần chú tưởng tưởng đến Nê Hườn thượng đẳng thì gọi là Thiên-Tâm . Tâm này là chổ chứa đựng tinh ba của Trời, của Tạo Hóa .
Khi Tâm chú tưởng đến Hạ-Đơn-Điền thì gọi là Địa_Tâm . Tâm này là nơi chuyễn trược tinh sinh Khí . thế nên người tu luyện phải biết nguồn gốc mà hành công cho đúng, bởi Nhơn-Tâm là chủ tể, Thần là soái của Khí, Khí là tướng của huyết, huyết lưu hành trong thể phàm phu trong khí Hậu Thiên, sa xuống là trược tinh
Ngưòi tu phải vận dụng Tiên-Thiên-Khí để siêu thoát. Muốn được trược tinh trở lại ngươn tinh tất phải dụng Thần để điều khiển các cơ cấu của bộ máy Tiểu-Châu-Thiên . khi Thần vận dụng sổ tức đến Hạ-Đơn-Điền ( cũng gọi là sanh tử khiếu) tất nhiên Thần cần phải luôn luôn chú tưởng, không được giây phút xa lìa.
Có như vậy mới đủ điển lực đưa Thần Khí vượt lên qua khỏi sanh-tử-khiếu , để thăng thượng cung mà trở vào giáng-khuyết-cung, để đóng làm mưa mấy móc, vũ lộ rơi xuống chan hòa cho thư thái các cơ quan dể dàng chuyễn động theo sự hướng dẫn của Thần Khí . Đó là Điều-Tâm để đem những gì còn lắng động trong lúc hành công, được tẩy trừ dứt bỏ một sát na không dấy động. Chổ nào ngăn ngại thì Thần đến để khai thông, nên người tu luyện cần phải an thần đừng để phóng tâm là thần du ngoại thì sự hoạt động sinh sống của người cũng ví như cái bộ máy bị động của một bàn tay thợ khác
Khi Thần vận chuyễn Khí ra đến đôi bàn tay, tức thì lấy chổ diệu dụng đó mà xoa mặt , xoa đầu , nhưng Thần vẫn không lìa để điều chỉnh các bộ phận nơi đầu được yên ổn, cho quang khiếu lưu thông . Vã lại Nê Hườn là chổ gọi Thiên-Tâm hay Thiên-Môn. Thiên-Môn không phải ở ngoài châu thân người hay ở trên vòm cao thẳm mà Thiên-Môn là đó.  Mở được đó sẽ vào đến cung Trời , đó cũng là chổ thiên can lập vị .
 Bí quyết này chư đệ, Trúc Cơ sẽ được xác thực hơn .
Qua pháp thứ hai : (hai là đánh trống (36) kế bám chặt vai (36) (2)
-Chơn_Tâm hãy đọc pháp thứ hai .
(Đạo Trưởng Chơn-Tâm vừa bạch vừa hành)
- Cười, bịt lỗ tai gọi là đóng huyệt Huyền-Ưng, là dùng 2 nhón tay để đánh vào dốt xương cổ chổ 2 đường gân giáp mối gọi là Thác-Thiên (đánh trống Trời). Khi chư đệ làm như vậy đó là triệu dương thần qui lại đảnh nội, thì chư đệ cần chú tưởng ở Mi Giang gọi là Thiên-Mục, nhà Phật thường gọi "Chánh Pháp Nhãn tạng" hay "Thế Chí Như Lai". Triệu dương thần vào đảnh môn cho Thiên-Mục hé mở. Khi đó vận dụng đôi tay để cùng đôi vai chuyễn vận cho Cao-Quang-huyệt được thông, hầu trừ khử các dịch tà xâm nhập . Sè 2 bàn tay để chặt từ gân cổ dưới Ngọc-Chẩm dài ra hai bả vai và hai vai phải quặt ra phía sau, ngực hơi ưởng ra , khi chặt trở vô thì hai vai quặt tới trước. Chỉ vận dụng đôi vai và đôi bàn tay , mình không được vận động. Chặt lên xuống như vậy 36 hoặc 72 lần, trong khi đó hai vai cũng lắt nhẹ theo nhịp của đôi bàn tay. Vì bên trong Giáp-Tích cận Tâm-Hỏa có hai huyệt gọi là Cao-Quang, hai huyệt nầy thuốc không trị tới, châm cứu không đi tới, nếu không phương pháp này, hai huyệt không thông sẽ bị cảm khi thời tiết bất trắc .
Đến môn thứ ba : (Ba là tay tréo bã vai, uốn mình qua lại đúng 3 lần)
Đó là một pháp trừ đàm đọng ở nơ Trung-Quản và xương sống .
Vã lại nơi người thường hô hấp bất điều hòa do sự hờn giận, vui buồn, cảm xúc lao nhọc, tóm lại là vô độ nên hô hấp không đủ bộ số theo vận khí của Trời đất hoặc vận khí của tạng phủ kinh lạc trong con người , nên khí thường bị lắng đọng xa vào Trung-Quản mà sanh chứng đàm ẩm. Thường thường các đốt xương sống của người đều bị chất đàm ngăn ngại nên hay sanh nhiều chứng bịnh bất thường như nóng mặt, nhứt đầu, sưng phổi, thổ huyết, .... nên người tu phải cần vận dụng cái khí, Thần chuyễn Khí để thông suốt ba cửa ải ngăn ngại là
Vĩ-Lư, Giáp-Tích . Nếu Thần xao lãng khí không hiệu lực,
 không xuyên qua nổi 24 đốt xương ấy, khó diệt được các chứng nan y .
Bắt tay vào đôi  vai là Thần đã đem điển lực vào lòng bàn tay và 5 ngón tay để ép vào
hai huyệt bên vai cho kín.
 Chuyễn mình qua lại cho các khớp xương sống được rúng động theo bạch mạch
suốt lên đôi vai để trừ các chứng đàm độc phát sinh nơi ngũ tạng .
Đến pháp thứ tư : (Bốn chà Thận nóng rần (36))
Đây pháp nầy rất quan trọng, vì hễ tâm an sanh huyết, Thận ấm sinh khí. Về cách sè tay xoa nội Thận phải hiểu sự điều hành ích lợi của nó, chớ tưỏng xoa cho nhiều , xoa cho mạch như các sãi đọc kinh làm đám mà kết quả đâu ? . Trước tiên Thần phải giữ điển lực nơi đôi tay xoa vào nội thận, Thần phải cú tưởng cho sức nóng ấy chuyễn qua trước rún . Đó là kết quả thận thủy được điều hành cho trược tinh hóa Khí trở về ngươn tinh. Khi tìm được chỗ diệu dụng đó sẽ không bị vương những chứng trường hạ huyết, hay chướng khí xâm nhập khúc trung .
Đến môn thứ năm (Xoa vòng ngực 36 lần)
Xoa ngực hay xoa bụng đó là pháp môn điều dẫn những trược chất ở tỳ thổ được hóa tan. Vì Thổ là cung trung, nếu không thanh lọc thì tất nhiên ngũ hành không hòa hợp khó mà ngừa chỗ tương khắc để dụng thổ tương sanh. Khi Thần dẫn Khí vào đôi tay xoa vào bụng đó là làm cho tức tức qui về, ngũ hành cư hội, nên Thần không lìa Khí. Vận chỗ bí huyết này phải đợi qua Trúc-Cơ mới thấy được. chư đệ lưu ý
Đến môn thứ sáu : (Xoa phía Hạ-Đơn-Điền 36 lần)
Đó là pháp giúp cho Tam-Xa-Lộ không bị ủng tắt bởi chất độc lưu niên từ tam tiêu dấy động. Chất này hay làm cho người chịu những chứng bị rất khổ như xích trược , bạch trược, di tinh,
Nên mỗi khi xoa cần phải luôn luôn chuyễn Khí vào lòng bàn tay để áp cho đúng độ số.
Đó là một môn bí quyết của thần y ,chư đệ lưu ý .
Đến môn thứ bảy : (Chồm mình tới chèo thuyền cung tay 3 lần)
Đó là Thát Thiên ( đưa tay dở Trời). Tuy xem không có gì khó khăn, nhưng rất diệu dụng. Khi đôi bàn tay đưa tới trước thân mình ngã tới và rút đôi bàn tay về đưa thẳng lên trên không, mặt hơi ngữa lên tức thì các huyệt ở đôi tay và đôi vai, ở xương sống đều hé mở để đón lấy khí vận vào trong nháy mắt, như vậy Thần chẵng khá lìa. Khi điều tức không làm gấp rút mà phải thật chậm rãi để nghe chỗ diệu dụng của chính mình. Môn này có thể trừ được chứng bán thân bất toại, hay bướu nổi ở lưng hoặc cổ, vì khi ngã mình tới và người lên thì Thập Nhị Trùng Lâu đã tiếp được cái khí vận trong phút chót đó rồi .
Đến môn thứ tám : (Chà Giáp Tích cho ngay 36 lần)
 (Đạo Trưởng Chơn-Tâm vừa bạch vừa hành)
-Hiền đệ không hiểu. Vì nơi lòng bàn tay mới có phục sinh tức khí, ngoài ra không thể dùng chổ khác mà xoa được, đôi tay nắm nhau là để tập cho quen với người mới tập còn cứng, không mềm dẽo, nên một tay phải làm chuẩn chận để tay kia tựa vào đó mà xoa. Làm không được phải tập dần cho được.
(Tham chiếu đàn pháp đêm 21-3-Nhâm Tý):
Về môn thoa huyệt Giáp-Tích, hai tay nắm lại với nhau để làm chuẩn ,
 một tay giữ chuẩn nơi đó và một tay sè ra dụng lòng bàn tay xoa huyệt đạo,
 trong khi Thần Khí giao hội chuyễn vận vào cánh tay đang xoa.
Có thể chư hiền thuận tay nào xoa tay đó, hoặc có thể xoa hết đôi tay, nếu tập cho dịu mềm thuận tiện đúng theo huyệt đạo là đúng. Nên nhớ huyệt Giáp-Tích (ở trên dưới 12 đốt xương sống) nếu dùng chổ nào xoa cũng được thì hà tất phải dùng lòng bàn tay làm chi . Nên lưu ý huyệt này rất quan trọng , vì gọi là Giáp-Tích Song-Quan. cần phải chú tưởng cho Khí qui tựu điển lực vào đó áp trợ mới linh ứng, bằng Thần xao lãng, chỉ xoa tay không, thì cũng như sờ cây hoặc đá mà thôi . Mở được huyệt này , hơi ấm sẽ thông vào tùy thổ tất nhiên chứng mệt mõi hay xuất hạn vô độ đều không vương. Nói riêng, huyệt này còn có một bí quyết diệu dụng riêng, nhưng chư đệ chưa đến chổ, nên chưa thể tìm được. Đến phần này chư đệ nên cố gắng mà tập lần lần sẽ được , không những mở Song-Quan Giáp-Tích mà còn dể dàng khai thông các huyệt ở khớp xương tay cho tay thêm sức mạnh .
-Môn thứ chín: (Chín là xạ tiển cung tay chín lần)
Môn này rất dễ và rất hay, rất ích lợi cho chư đệ nhất là lúc đứng tuổi, như chư đệ đay khi hành công môn này tức thì tam tiêu chuyễn động thông suốt, nguồn nước được tưới, hỏa dẩn trợ không bị ứ đọng ở Hạ-Tiêu,
có thể trừ được chứng kiết lỵ hay 36 thứ trỉ.
Tuy rất thường nhưng diệu dụng không xiết. Điều rất cần thiết là chư đệ phải dụng Thần chú tưởng vào đôi tay , phải nghe sức điển chạy nơi tay khi nắm lại, vì tay bấm vào cung Tý là thần trụ, tay dương thẳng là khí tẩu , nên Thần Khí phải luôn luôn giao hội , chớ rời thì mới thấy chổ diệu dụng của nó .
Môn thứ mười : (Mười chà gân giữa bàn chân (36 lần), chà rồi kênh cẳng bất thần tống ra )
Môn này rất có ích cho sinh lực con người là tứ hải lưu thông, hai lòng bàn tay hai lòng bàn chân áp thoa, Thần chú tưởng Khí sẽ dẫn về nơi cung Ly để cho tâm hỏa được vượng, mới đem đến cung Khảm mà nấu vàng. Đây là môn duỡng sanh của con người. Chư đệ lưu ý , nhịp tim không điều hòa, âm hỏa làm dương hỏa thất, thì người phải suy nhược lão lai, Còn bí quyết riêng chư đệ chưa học đến
Môn thứ mười một :
(Mười một xương khu vuốt chà (36 lần) làm cho dương hỏa sưởi vào toàn thân.
Cười, cười ! Hiền đệ phải nhận định cho đúng chổ này. Vã lại xoa khớp xương này ngã mình tới , mắt hơi ngưới lên, là để cho sức nóng của đôi đường bạch mạch chuyễn thấu lên đến Thập Nhị Trùng Lâu theo hai đường kinh lạc trở ra trước huyệt Huyền Ưng và lần đến song nhãn. Đó là đuổi hỏa xà xuất động. Môn này có thể trị được bịnh tích tụ hoặc chứng yếu thống hoặc chứng mạch lương. Chổ bí quyết của môn này còn phải đi đến một sự thành công thực dụng khác, chư đệ học đến Bần Đạo sẽ dạy cho .
Môn thứ mười hai : môn sau cùng .
Bần Đạo nói lên là đóng răng "Thiệt đáp Thiên Kiều" (cong lưỡi lên ổ gà).
Môn này cũng rất hay, vì dưới lưỡi có song huyệt, một thông Tâm, hai thông Thận. Trên Thiên Kiều có lối ra đến Thiên Môn nên đóng răng cong luỡi, Thần an Khí Tịnh, hô hấp điều hòa, lưỡng tình qui nhập cung trung là đôi mắt thấy vào chính giữa Mi Giang để Thiên Mục được thần an tại . Đóng răng có nghĩa là hai hàm răng nhập từ từ lại với nhau cho đến khi Tân Dịch xuất ra đầy miệng, sẽ dụng Thần chú tưởng vào Sanh Tử khiếu mà nuốt một hơi cho Tân Dịch chan hòa tới Sanh Tử khiếu. Đó là cam lồ rưới nhuận cho các gốc được trưởng dưỡng sanh sôi Chư đệ nên nhớ hễ Thần bất an là không bao giờ có Tân Dịch.
Đơn kinh gọi chổ đó là Thủy Hỏa hoa trì .
Về các công dụng của Thập Nhị cẩm đoạn , Bần Đạo chỉ dẫn sơ sự ích lợi của Pháp đó chớ chư đệ phải hành đúng sẽ thấy diệu dụng bí yếu thêm hơn .
Hỡi này chư đệ ! Hãy xem lại thứ tự mà hành công .
Đến đây chư đệ cần nhớ là học thuộc xong rồi chẳng nên khinh truyền cho
 người chưa tu luyện hoặc đang tu luyện mà chưa qua ba việc là :
Điều Tâm: tức là trụ Thần và Thần lưu chuyễn để giao hội với Khí.
Điều Tức: là Khí phải tùng Thần, hể Thần đâu Khí đó.
Điều Thân: là thân phải luôn luôn chỉnh tề, trong sạch, khoan thai.
Qua ba việc đó mới biết chổ hay của pháp môn và mới được hành pháp môn khỏi sợ nguy hại
- Chí-Hùng bạch : xin Tôn Sư giải dùm pháp môn điều tức ở đoạn đầu .
Khi Thần dẫn Khí đến Hạ-Đơn-Điền khép hậu môn cho khí trở lên Vĩ-Lư, Giáp-Tích đến Ngọc-Chẩm, đến Nê-Hườn và ra nơi Thiên Mục. Đến hơi sau cùng là vòng thứ ba mươi sáu sẽ dụng Thần dẫn Khí đến Hạ -Đơn-Điền, khép hậu môn, Thần Khí trở lên theo xung mạch, tức là kế đường cũ lên đến phổi, hai luồng phổi sẽ bằng phẵng từ từ Khí lên đôi vai và truyền ra đôi tay chạy ra đến lưng bàn tay, ra ngón giữa và vào lòng bàn tay liền xoa đôi tay lại cho nóng mà hành xong nghe, hiền đệ rõ ràng chăng ?
Tóm lại chỉ Thần Khí tương hội để điều hành , để tìm chổ yếu lý của người hành giả. Chổ Bần Đạo phân ra đây là chưa phải thấy Đạo, nếu chư đệ xem lời dạy này để làm môn học thuyết thì tốt hơn tìm đơn kinh mà xem có nhiều chỗ hứng thú hơn .
Nơi đây, Bần Đạo cũng khuyên chư đệ bởi Sư Vô Vi Đạo Vô Vi .
Điều ân xá của Đức Từ Phụ đến cho rất mực thương xót chúng sanh thì chư đệ nên dặn lòng học sư bất như học hữu. Trên đời cũng có lắm người thông suốt đạo pháp duy sự đắc quả hay không là một điều khác, chớ nên nệ hà để học tập thêm cho được tinh tường khi bạn mình đã biết đó là đức tốt của Thánh Nhơn hiếu học vậy .
(1)Đọc thiệu cho dể nhớ : Một là điều tức, chà mặt xoa đầu
(2) Đây là thiệu để ghi nhớ

ĐẠT MA DỊCH CÂN KINH

Trở lại trang chánh