TIÊN-THIÊN CƠ-NGẪU

Mùng 3 tháng 8 - Bính-Tý (1936)
TIÊN-THIÊN CƠ-NGẪU

Thi:
ÐẠI-Thừa Chơn-Giáo chuyển Càn-Khôn,
ÐỨC hoá vạn-linh độ xác hồn,
CAO-thượng tâm-truyền cơ xuất thế,
TIÊN-Thiên phản bổn vĩnh an tồn.
Thầy mừng chư đệ-tử kim đàn nam nữ đẳng đẳng.  Thầy ban ơn lành cho các con.
Thi:
ÐẠI hóa âm dương sản Ðạo mầu,
THỪA ân đức cả độ năm châu,
CHƠN truyền tâm-pháp tu đơn tánh,
GIÁO dục cơ quan pháp nhiệm mầu.
Thầy giải về hai chữ: CƠ NGẪU.

là chiếc hay lẽ, còn NGẪU là đôi hay cặpÐối với Vũ-Trụ thì CƠ là Tiên-Thiên, thuộc dương, còn NGẪU là Hậu-Thiên, thuộc âm.  Vậy thì Thái-Cực là CƠ, âm-dương là NGẪU.  Còn đối với người thì phần hồn là Cơ còn phần xác là Ngẫu, là vì phần hồn là nhứt điểm linh-quang của ngôi Thái-Cực, còn phần xác lại do bởi âm dương cấu tạo mà hóa sanh, cho nên Cơ Ngẫu phải hợp thành mới luyện phanh trở nên Tiên, Thánh, Phật đặng.
Thầy giờ hôm nay, vì lòng từ-bi, thương xót cả sanh linh nên phải hạ mình ban truyền Ðạo-đức.
Thầy lấy làm thương tiếc cho đoàn sanh chúng đã gặp thời kỳ Ðại-Ðạo chấn hưng phục nhứt, phổ thông chơn truyền độ rỗi nguyên-căn phục hồi cựu vị; nhưng phần nhiều vì bị mang xác thịt nặng nề, khí Hậu-Thiên đè ép làm cho lu-lờ điểm tánh chí thiện, chí linh, rồi chỉ quanh-quẩn theo trần-thế, luyến-ái dục-tình, mê say mùi đỉnh chung lợi lộc mà xa con đường "Trung Tâm Ðạo" .  Cứ mãi đeo mang lấy thói thấp thường, chuộng cái hư danh giả trá, toan lòng độc ác, chém giết lẫn nhau vì phân màu da, nước tóc, chỗ ở, miếng ăn, chớ không đem bổn phận làm người đối với nhơn quần xã hội.  Càng ngày càng xa đường Thiên-lý, bỏ hết sự tự-nhiên thanh-tịnh vô-vi mà mãi đắm say về thực tế.  Ðiểm linh-hồn phải chịu dưới quyền hành của nhơn-dục khiến sai làm cho càng ngày càng tối-tăm mù-mịt thì mong chi thoát khỏi trầm-luân nơi biển khổ được.
Vậy chư đệ-tử về phái bí-pháp tâm-truyền Tiên-Thiên Ðại-Ðạo phải vâng Thiên-mạng hành-chánh cho hợp lý Thiên-nhiên.
*  *  *
Thầy giải sơ về phần "TRỪU-TƯỢNG VÔ-VI"
Trước khi chưa phân định Âm Dương, Càn-Khôn Thế Giới thì trong thời kỳ ấy, khí hồng-mông đương hỗn-độn mờ mờ, mịt-mịt, lặng-lẽ vô-vi, thanh trược hỗn hiệp, thì kêu là: Tiên-Thiên hư vô chi khí.
Trong khí hư-vô ấy lại phát hiện ra một vòng đại quang minh là Thái-Cực, đó kêu rằng Vô-Cực một vòng O sanh Thái-Cực (không mà có).
Rồi vòng hư vô ấy nó lại có một điểm trung tâm O thì Thái-Cực là Cơ, mà hễ Cơ là lẽ.  Ðã lẽ thì làm sao mà hóa sanh để tạo thành Càn-Khôn Thế-Giới, vạn vật muôn loài, côn-trùng thảo-mộc, thủy tú sơn xuyên, nên cái lý đơn nhứt ấy mới phóng ra một vầng quang minh phân định:  Khí khinh thanh thượng phù giả vi Thiên, khí trọng trược ngưng giáng giả vi Ðịa.  Khí nhẹ nhàng bay bổng lên, làm ngôi Càn (           ).  Càn là Thiên tức là: Nhứt dương chi khí.  Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn (            ).  Khôn là Ðịa, nhứt âm chi khí.
Cái năng lực mạnh bạo của khí âm dương vần-vần quanh lộn, lăn tròn, đun đẩy nhau trong khoảng không gian.  Khí dương động, âm tịnh.  Âm thì đứng một chỗ, còn dương thì bao quát Càn-Khôn.
Ðức Thái-Cực mới vận hành khí chơn-dương hiệp cùng khí âm (âm dương là Cơ với Ngẫu).  Khí âm dương hỗn hiệp nhau, đụng chạm mà hóa-hóa sanh-sanh là do trong chỗ điều-hòa, tương-ứng tương-cảm, huân-chưng đầm-ấm mới tạo thành nghìn giống muôn vẻ, thiên hình vạn trạng.  Khí âm dương bắt đầu sanh hóa ra muôn loài vạn vật, muôn loài vạn vật cứ hóa sanh mãi mãi, đời nọ sang đời kia không bao giờ ngưng nghỉ.  Ðó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật, nhưng vạn vật cũng phải quày đầu về một, là vì  "Nhứt bổn tán vạn thù, vạn thù qui nhứt bổn".
Cơ siêu phàm nhập Thánh là lẽ tự-nhiên, pháp nhiệm, nó luống vận hành châu lưu trong Càn-Khôn Thế Giới mà dưỡng dục muôn loài, bảo tồn vạn vật.
Cái lý Thái-Cực là lý đơn-nhứt, cầm quyền sanh-hóa thống chưởng Càn-Khôn.
Âm dương là cái pháp nhiệm-mầu, sâu kín Thiên-cơ.  Có câu: "Nhứt âm nhứt dương chi vi Ðạo".  Âm dương ấy hiệp nhứt thì phát khởi Càn-Khôn.  Khí âm cướp một phần chơn dương của ngôi Kiền, Kiền mới hóa ra Ly (Ly là Thái Dương: mặt Nhựt).  Khôn đặng chơn dương biến thành Khảm (khảm là thái Âm: mặt Nguyệt).

Trong âm ấy có lẫn lộn một phần chơn dương mới lững đững thăng lên là nhờ huyền-khí.  Kiền mất một hào dương mà lẫn lộn phần âm vào nên bị khí âm nó trầm xuống thành Càn lìa ngôi mà Khôn thất vị.  Tiên-Thiên mới biến Hậu Thiên.  Hà Ðồ phải hóa Lạc Thơ, gọi rằng "Tứ cá âm dương cọng thành Bát-Quái".  Âm dương ấy có khi động khi tịnh, lúc giáng hồi thăng mà dưỡng dục muôn loài vạn vật.
Cái khí Tiên-Thiên sanh hóa là nhờ khí hạo-nhiên nuôi nấng nó.  Về phần vô hình, lấy mắt phàm, trí tục mà so sánh, đo lường, dòm ngó sao cho thấu đáo.
Tiên-Thiên Cơ-Ngẫu thuộc về thanh khí nhẹ nhàng, như cỏ cây hoa quả.
Những loài hoa quả, thảo mộc, lấy hột mà gieo thì mọc lên.  Nó nhờ cái khí chất Tiên-Thiên, Hậu-Thiên của nó hấp thụ trong không khí mà càng ngày càng cao lớn, trổ trái đơm hoa.
Vậy cái pháp Ðạo của tâm-truyền cũng dùng âm dương mà tạo thành Phật-tử.  Còn hoa quả, thảo mộc lại hấp thụ khí âm dương của Trời Ðất mà sống mãi, nên người tu hành phải cần ăn thảo mộc cho có khí chất nhẹ-nhàng, chớ nếu ăn mặn, bị cơ-ngẫu Hậu-Thiên (đực cái lấy nhau) nên do ở khí chất nặng nề, trọng trược hóa sanh ra thì người tu-hành dùng nó ắt luyện Ðạo bị âm-khí Hậu-Thiên mà chơn-thần mờ-ám, không xuất ra khỏi thân, các đệ-tử khá biết à!

Thi:
Tiên-Thiên Cơ-Ngẫu pháp tâm-truyền,
Chỉ giáo diệu-huyền hóa Thánh, Tiên,
Sanh sản Thánh, phàm đồng nhứt lý,
Luyện tu LY đủ phản ngôi KIỀN.
Thầy ban ơn các con.   Thầy thăng.

Thư Viện 1      4   5