Hoả Hầu
        Hoả hầu như nấu cơm, lúc mới nhuốm lửa nước lạnh gạo sống, phải dùng vũ hoả mãnh liệt khiến nó mau nóng. Nếu hoãn gấp không điều hoà, lúc cháy lúc tắt thì cơm được nấu sống chín không đều, vị cũng không ngon. Nếu đã dùng lửa lớn nấu qua thì nên dùng lửa nhỏ nấu từ từ, cơm chín thì dừng lửa, nếu như vẫn dùng lửa lớn thì có sư sôi trào nước và cơm khê vị đắng. Luyện đan vận dụng văn vũ hoả hầu cũng thế, như trăm ngày tiểu chu thiên lúc luyện tinh nên dùng vũ hoả, mười tháng đại chu thiên lúc luyện khí nên dùng văn hoả. Nhưng nấu cơm là nấu vật có hình cho nên thời gian ngắn mà dễ, còn tu luyện kim đan là vật không hình không chất, nếu hoả hậu không được thích hợp thì ít thành công.
       Vì thế phải cầu minh sư chỉ dạy, không cho phép sai khác mảy tơ,
đan kinh chẳng phải là lời giả dối.
       Hư Tĩnh thiền sư nói: “Lòng dục một khi sinh khởi mau dùng vũ hoả”.
Chú: Văn vũ hoả hầu là bí mật thần tiên không cho nói rõ nên mới có lời rằng “người tuy biết dược biết hoả mà không biết hoả hầu thì cũng là sự vô duyên”. Vũ hoả biết ra cũng dễ nhưng Văn hoả thì cực khó.           Vũ hoả là ngọn gió thái dược, gió này khởi lên từ bên ngoài thổi vào hai mạch nhâm đốc.
            Văn hoả là ngọn gió khi phong cố, gió này khởi từ bên trong mà thổi lên huyệt nê hoàn giúp diên hống giao hội.
               Nếu trong lúc thái dược cần dùng vũ mà lại dùng văn thì không thể hái thuốc.
        Nếu trong lúc phong cố cần dùng văn mà ngược lại dùng vũ thì không thể kết đan.
Tiên thánh đặt tên Văn hoả , Vũ hoả chẳng phải là để ví dụ cho ngọn gió lớn ,
gió nhỏ mà chữ Văn vốn là đối nghĩa của chữ Vũ,
phương pháp dùng hai ngọn gió Văn Vũ này cũng hoàn toàn đối lập trái ngược nhau.
Vì thế văn vũ hoả hầu cần phải cầu minh sư chỉ bảo .

                                                                  Trở Lại Mục Lục