Nội Đan, Ngoại Đan

Nội Đan là Thần Đan của Thánh Thai.
Đan là Kim Đan do Hoàn Đan luyện thành.
Kim Đan là hái Khí Tiên Thiên hư vô mà luyện thành,
Tạo Hóa ở bên ngoài,nên gọi là Ngoại Đan.
Thần Đan là Kim Đan nuốt vào bên trong,
ngưng kết thành hình tượng,tạo hóa ở bên trong, nên gọi là Nội Đan.
Nội Ngoại này là phân ra, Kì thực Nội Đan Ngoại Đan,
tóm lại là một cái Linh Căn nung luyện thành
tựu, vì có hỏa hậu tu trì trong ngoài trước sau,
nên có tên là Nội Đan và Ngoại Đan.
Ngoại Đan thành tựu, liền tu Nội Đan, trong ngoài tiếp nhau,
công phu đến ngày, nội ngoại hòa hài, thông chỗ tối ra chỗ sáng,
hỗn thành không trở ngại, kết thành một khối Tử Kim Hoàn vậy.
Kim đến mức Tím, từ trong Lò lửa lớn nung luyện ra,trong ngoài sáng láng, rất cứng rất mạnh,
chí Thánh chí Thần, biến hóa tùy tâm,phi đằng như ý,
nhập vào nơi tối thượng nhất thừa diệu giác, Âm Dương không thể giữ,
tạo hóa không thể giới hạn, trường cửu cùng trời đất vậy.

Hạc Thai Qui tức - Thai của Hạc, Hơi thở của Rùa

Hạc giỏi tồn Thần, nên thai kiên cố mà ngàn năm trường sinh; Rùa giỏi dưỡng Khí, nên không
ăn mà trăm năm không chết.
Ta xem điều đó, bèn ngộ ra Đạo diên niên ích thọ vậy. Con người mà có thể tự khiêm
tự hạ, nhu nhược phác thành, không hao Khí mà thường dưỡng Khí, thì Khí đủ; con
người nếu có thể vô tư vô lự, ít ham muốn ít mưu lự, không lao Thần mà thường
tồn Thần, thì Thần toàn vẹn.
Khí đủ Thần toàn vẹn, thì căn bản kiên cố, nền móng vững vàng, lâu mà chẳng suy,
diên niên ích thọ, lý này là chắc chắn. Hạc Rùa kia, một thì toàn Thần,
một thì toàn Khí, còn có thể trường sinh, huống gì Thần Khí kiêm toàn, sao có thể không trường sinh?

Đào Kim Giản Ngọc – Đãi Vàng tìm Ngọc

Đãi vàng trong cát, tìm ngọc trong đá, không thể thuận lợi mà được, cần phải khổ
lực công thâm sau đó mới được. Ta xem điều đó, bèn ngộ ra Đạo tiệm tu hữu vi.
Tiên Thiên Chân Bảo, như vàng như ngọc; Hậu Thiên giả vật, như cát như đá. Hậu
Thiên Giả Vật làm chôn vùi Tiên Thiên Chân Bảo, như cát đá chôn vùi vàng ngọc vậy.
Nên muốn cầu cái Chân của Tiên Thiên, thì cần phải nhổ rút hết cái Giả của Hậu Thiên.
Chân là Linh Căn của Tiên Thiên Nhất Khí; Giả là nghiệp chủng lịch kiếp vạn bàn,
với Hậu Thiên Khí Chất Chi Tính, Ngũ Hành Chi Khí, tích tập mà thiên lệch.
Để Nhất Chân bị chôn trong Vạn Giả, không thể dễ dàng mà được, cần phải dùng công phu tiệm tu,
rút bỏ cái Giả, mới thấy cái Chân; rút rồi lại rút, rút đến lúc không còn gì có thể rút,
cái Giả bị bỏ đi hết sạch, tự nhiên cái Chân sáng láng hiện lộ ra.

Khí Tức diệu dụng (diệu dụng của Khí và hơi thở)

元君云:我与诸君说端的,命蒂从来在真息。以真息为命蒂,何也?盖吾人以后天之呼吸配先天之呼吸,而先天之呼吸乃是身中真气,

被息引动,悠悠来往。斯 时也,是息动耶?是气动耶?息动气亦动,两不分明。息中有气也,故

曰真息氤氲。气  中有息也,故曰真息橐龠。真息&#21

160;而真气生,真气来而命蒂生。复命之根,养命之源,护命之宝,诚在乎真息而已。

Đào Nguyên Quân nói: "Ngã dữ chư quân thuyết đoan đích, mệnh đế tòng lai tại chân tức - Ta vì
chư quân mà nói rõ, gốc của mệnh là theo Chân Tức", lấy Chân Tức làm Mệnh Đế, là như thế
nào? Vì chúng ta lấy Hô Hấp Hậu Thiên phối với Hô Hấp Tiên Thiên, mà Tiên Thiên Hô Hấp
mới là Chân Khí trong Thân, bị hơi thở dẫn động, qua lại dài lâu. Lúc này là hơi thở động sao?
Là Khí động sao? Hơi thở động thì Khí cũng động, hai cái đó không thật rõ ràng.
Trong hơi thở có Khí, cho nên nói Chân Tức là mờ mịt. Trong Khí có hơi thở, cho
nên nói Chân Tức là ống bễ. Chân Tức động thì Chân Khí sinh, Chân Khí đến thì Mệnh Đế sinh.
Gốc của phục Mệnh, nguồn của dưỡng Mệnh, bảo bối để hộ Mệnh, thật sự tại Chân Tức mà thôi.

第三十六章神意妙用
Thần Ý diệu dụng (diệu dụng của Thần và Ý)

贵凝,《契》所谓安静虚无,内照形躯是也。神非意,所谓内照玄关,必用真意是也。吾闻

冲虚云:真意者,虚无中之正觉。潜虚云灌注上下,必以 元神斡运乎其间。元神之斡运,即元神之正觉。不得谓元神即真意也。自有体用之殊耳。盖杳冥无为,静

中宰运者神。从容大雅&#6529
2;理事不乱者意。故神为丹君,意为丹使也。神与意,实有体用之分。既

分体用,则二也。用因乎体,故又可以一物视之。

Thần quý ở việc ngưng, "Khế" có nói: "An tĩnh hư vô, nội chiếu hình khu - an tĩnh trong hư vô,
nội chiếu thân thể" là vậy. Thần không phải là Ý, vì thế mà nói: "Nội chiếu Huyền Quan, tất
dụng Chân Ý - muốn nội chiếu Huyền Quan, tất phải dùng Chân Ý" là vậy.
Ta nghe Xung Hư nói: "Chân Ý giả, hư vô trung chi chính giác - Chân Ý là chính giác trong hư
vô". Tiềm Hư nói: "Quán chú thượng hạ, tất dĩ Nguyên Thần oát vận hồ kỳ gian - muốn
tưới rót trên dưới tất phải lấy Nguyên Thần xoay chuyển trong đó". Cái xoay chuyển của
Nguyên Thần, tức là chính giác của Nguyên Thần. Không được nói Nguyên Thần là Chân Ý vậy.
Tự có cái khác nhau về thể và dụng. Vì yểu minh vô vi, trong tĩnh chủ vận là Thần.
Theo sự khoan dung mà nhã nhặn lịch sự , lý sự không loạn là Ý. Cho nên Thần là Đan Quân,
Ý là Đan Sứ. Thần với Ý, thực có cái phân biệt về thể và dụng. Đã phân thể dụng thì là hai vật.
Có cái dụng là do cái thể, cho nên lại có thể coi là một vật.

但有进说者:欲培真意,须养元气。真意从静极而生,乃克成吾之妙用。道所谓常应常静,儒所

谓安而后能虑,释所谓定中生慧也。

Nhưng có người nói: muốn bồi đắp Chân Ý,nên dưỡng Nguyên Khí. Chân Ý theo tĩnh cực mà sinh,

mới có thể thành diệu dụng cho ta. Đạo có nói thường tĩnh thường ứng, Nho có nói :"An mà sau có ".

THỦ KHẢM ĐIỀN LY

Hống thị Thanh Long tủy

Nữ đan hiệp tập

Giáp Tích Quan Chỉ Huyền

Cao Đài đại thụ

 Trở lại Mục Lục