Hống thị Thanh Long tủy, Diên vi Bạch Hổ chì.
(Hống là tủy của Rồng xanh, Diên là mỡ của Hổ trắng.)

Âm tinh trong tim vốn từ gốc tính mà phát ra. Đây gọi là tủy của rồng xanh, đan gia lấy rồng xanh ví với hồn, ở vị trí quẻ tiên thiên thuộc Ly ngụ hướng đông nên Trương Tử gọi là “mộc của hồn phía đông”. Hồn tiên thiên tàng ẩn trong Càn và bất động, đến hậu thiên thì ở giữa Càn đã hư trống nên thành Ly, quẻ Ly ngụ ở phía nam thuộc hỏa, Trương Tử gọi là “hỏa của thần phía nam”. Do hồn tàng ở gan nên vị trí nằm ở phía đông, quẻ này đã biến thành hình tượng chấn động và ưa phẫn nộ, cái dụng của nó là dựa vào tâm mà thành thần, tâm là ngôi nhà của thần. Nay âm tinh trong tâm ta tiết ra, vốn từ khí tiên thiên mà thành hống, chương trên ví nó là nước trong hỏa, thực ra là dịch trong cây. Nói tủy rồng xanh để chì cần phải nung nấu.
Dương khí trong thân vốn từ cuống mệnh rút ra. Nay gọi là mỡ của hổ trắng, đan gia dùng hổ trắng ví với phách, trong quẻ tiên thiên nó thuộc Khảm ngụ hướng tây, Trương Tử gọi là “kim của phách hướng tây”. Phách ở tiên thiên còn đang náu trong Khôn chưa hiện ra, đến hậu thiên ở giữa Khôn đã đầy nên thành Khảm. Quẻ Khảm ngụ ở phía bắc thuộc thủy, Trương tử gọi là “thủy của tinh phía bắc”. Do phách tàng ở phổi mà vị trí nằm phía tây, quẻ này đã biến thành hình tượng vui vể và nhu mì, cái dụng của nó phải dựa vào thân mà thành ra tinh, thân là do tinh ngưng thành. Nay dương khí trong thân ta bay lên, kim khí tiên thiên vốn có đã thành ra diên, chương trên ví là hỏa trong thủy, thực ra là dịch trong kim. Cho nên nói mỡ của hổ trắng, để bảo nên ngưng luyện.]

Xá nữ kỵ diên hổ, kim ông khoát Hống Long.
(Xá Nữ (cô gái) cưỡi Diên Hổ, kim ông (ông già vàng) cưỡi Hống Long.)

Xá nữ chính là chân hống, kim ông chính là chân diên. Danh nghĩa của hai nhân vật này được chú giải tường tận ở chương thứ mười. Hổ ví với thân, long ví với tâm, Trương Tử nói: “Tâm điên cuồng như rồng, thân hung dữ như hổ.” “Cưỡi” là tượng trưng cho sự tiết chế qua lại. Nói nhị dược tức là hái rồi cho vào đỉnh, tự nhiên làm cho âm tinh cưỡi lên dương khí, tức khiến dương khí cưỡi lên âm tinh thành một khối hỗn lộn không phân biệt ra được. Nhưng lúc này nếu tính tình hơi thiếu sự nhàn tĩnh thì thần lại chạy rong ra ngoài, đan đã kết sẽ tan đi, cần chờ diên hống đến rồi mới kết lại. Do đó phần dưới sẽ làm rõ về chính lệnh.

Xà phách cầm Long tủy, quy hồn chế Hổ tinh.
(Phách rắn bắt tủy Rồng, hồn rùa nắm tinh Hổ.)

Rồng để ví với tình, tình mỗi khi cảm nhận được sự lương thiện, dịu dàng thì sinh ra vui vẻ. Đây là việc làm của phách, nên nói là phách rắn. Tủy rồng, ví với âm tinh trong tim. Rùa ví với tính, tính mỗi khi gặp chấn động đều sinh phẫn nộ, đây là hành vi của của hồn nên gọi là hồn rùa. Tinh hổ ví với dương khí trong thân. Ở đây nói theo ý chương trên, chính lệnh của ta đã rõ ràng thì tình đã quên mà quay về lúc ban đầu của tính, do đó cái tâm điên cuồng như rồng đã bị nắm bắt, tinh đã không dao động thì tính sẽ định, từ đó cắt bỏ gốc của tình, cho nên thân hung dữ như hổ bị chế phục và khí không còn tù đọng.
Bắt và chế phục đều chỉ việc làm cái điều không làm. Câu “Đã thu phục được hổ, đã hàng phục được rồng, thì khỉ vượn không còn dòm qua song cửa sổ.” Ý của nó có lẽ nằm ở đây chăng?

Hoa trì thần thủy nội, nhất đoà ngọc chi sinh.
(Trong nước thần thủy của ao Hoa trì, một cành ngọc sinh ra.)

Trương Tử nói: “Ngó vào diên mà biết tới hống gọi là Hoa trì, lấy hống cho vào diên gọi là thần thủy.” Ngu muội làm rõ ý của Trương Tử như sau: Diên là thân, ví nó như cái ao, do gặp được hống nên khí hoá thành hoa (tinh hoa) nên gọi là Hoa trì; hống chỉ tâm, ví nó là nước, đưa nó vào diên thì tinh hóa thành thần nên gọi là thần thủy. Hống và diên hoà vào nhau, ví như thần thủy đổ vào ao Hoa trì, thực ra chỉ là thần quay về, khí trong thân tự trở lại mà thôi! Diên hống đã ngưng kết thì tự nhiên quên tình và định được tính, thần nhập vào khí như nước chảy vào ao. Có một người chủ luôn tỉnh táo, giống như hoa đã nở thành đóa, hớn hở khoe sắc, lại như nước ngọc đã ngưng kết thành cao, kết dính chặc chẽ - đây chỉ là hình ảnh tỷ dụ.
Trên đây là chương bốn, tiếp nối ý chương trên, chỉ rõ diên hống đã giao kết thì tính tình đã ngay chính, là lúc mọi thứ hoà hợp thành một, nên đan được tạo thành.

Bạch tuyết phi quỳnh uyển, Hoàng nha phát ngọc viên.
(Tuyết trắng bay trong vườn châu, mầm vàng nhoé ở vườn ngọc.)

Tuyết trắng – thân thuộc khảm, nhất Dương trong Khảm là Càn kim nên có màu trắng; diên trong thân sinh ra do kim khí tràn trề nên diên hống giao nhau hóa thành thần thủy, trong trẻo tĩnh lặng, nên ví với tuyết. Vườn châu ví với thân.
Mầm vàng – tâm thuộc Ly, nhất âm trong Ly là khôn thổ, nên có màu vàng; hống trong tâm sinh ra, do mộc dịch đầy ăm ắp nên hống gặp diên ngưng tụ đi vào Hoa trì, dung hoà và lớn lên, nên gọi là nẩy mầm. Vườn ngọc cũng để chỉ thân.
Bay và nhảy đều chỉ diên gặp hống giao kết và bốc lên, thế như bay lên, tản mạn khắp trời; hống được diên thì ngưng lại và chìm xuống, thế như nảy mầm khắp mặt đất. Tử Hiền - Tiết Tử nói: “Không có mây trắng, không có mầm vàng, mây trắng là nước trong nhà thần, mầm vàng là hoa trong vùng khí.” Điều này có thể thể nghiệm được, nhưng không thể dùng cái hữu tâm để cầu lấy.

Tử phủ tầm ly nữ, Chu lăng phối khảm nam. Hoàng bà môi hợp xứ,Thái cực tự hàm tam.
(Ở Tử Phủ tìm ly nữ, ở Chu Lăng phối cho khảm nam.
Hoàng bà là nơi mối mai cho hòa hợp, Thái Cực tự chứa đựng cả ba thứ.)

Tử Phủ ví như thân ta, Chu Lăng ví như tâm ta, Hoàng bà ví như ý của ta. Ngu muội giải thích rằng: Thân hậu thiên tượng trưng cho quẻ Khảm ở phía bắc, khảm thuộc thủy, màu vốn đen, muốn trở về quẻ Khôn tiên thiên phải tìm được âm trong ly phía nam để gắn nó vào; ly thuộc hỏa, màu vốn đỏ, màu nằm giữa đỏ và đen là tía, nên nói “Ở Tử phủ (phủ tía) tìm ly nữ” - nữ, là âm trong Ly – chính là nói lấy cái thân thuộc quẻ khảm hậu thiên để quay trở về thân tiên thiên thuộc khôn. Tâm hậu thiên tượng trưng cho quẻ Ly ở phía nam, muốn trở lại quẻ Càn tiên thiên phải tìm được dương trong khảm ở phía bắc để phối với nó; Chu Lăng là tên động ở núi Nam Nhạc, dùng ví như căn nhà của tâm, nên nói “Ở Chu Lăng phối cho Khảm nam” – nam là dương trong Khảm – chính là lấy cái tâm hậu thiên thuộc ly để trở về cái tâm tiên thiên thuộc càn. Hoàng là màu vàng của đất, bà là để gọi bà lão, Hoàng bà chính là chính niệm của ta. Khi luyện thân tâm hậu thiên đầu tiên cần tìm được âm tinh trong tâm ở thân để phối với dương khí trong thân, dương khí được phối cùng âm tinh, cả hai cùng thẩm thấu lẫn nhau. Âm tinh nhờ vào dương khí mà ngưng tụ, luyện thành thần, thần liền quay trở về Thiên Cốc – hoàn toàn nhờ vào chính niệm của ta, trước tiên tự tàng ẩn vào chỗ sâu kín của sự phối hợp, cho nên thần hàm chứa được cả ba thứ: thân, tâm, ý thành Thái Cực, thành cốc thần này. Cốc Thần được sinh ra là nhờ sự ngưng tụ của tinh khí, sự chuyên trì chính niệm, làm rõ chính lệnh, rồi tự hòa quyện cả vào nhau mà không hề dùng đến công phu gì, nên nói “Thái cực tự hàm chứa cả ba (thân, tâm, ý).”
Trên đây là chương chín, nối tiếp ý chương trên, trình bày sự trở về của thân tâm, chỉ dựa vào ta trước nhất thành ý, hòa hợp kín đáo thành nhất khiếu! Chương dưới lại nói rõ thêm điều này.

Càn Mã ngự kim hộ, khôn Ngưu nhập Mộc cung.
(Ngựa càn chạy qua cửa vàng, trâu khôn đi vào cung mộc.)

Kim là để ví với tình, Ở Chu lăng đã phối cho khảm nam mà thành ra càn, tức có thể dùng đạo kiên cường chế ngự tình, nên thần tự tàng ẩn sâu kín, thường xuyên nghỉ lại ở Thiên cốc mà dưỡng tính – Ai có thể thực sự làm được?
Mộc ví với tính, ở Tử phủ đã tìm được ly nữ nên thành thần, tức có thể dùng đức nhu mềm mà dẫn dắt tính, nên khí tự lắp đầy chỗ trống, thường xuyên hướng về Nê hoàn mà dưỡng mệnh – Ai có thể thực sự làm được điều này?

A thùy tương xá nữ, giá khứ dữ kim ông.
(Ai đem xá nữ gả cho kim ông.)

Nữ vốn là âm tinh trong Ly, đi vào trong Khảm mà thành Khôn, vì nó từ Ly trở về Khôn nên là khí, có hình tượng như cô gái trở về nhà, nên gọi là xá nữ (cô gái đẹp). Kim vốn là dương khí trong Khảm, đi vào trong Ly mà thành càn, để ví với tâm ở trong thân, thân là nơi tàng ẩn tâm, có hình tượng như cô gái theo chồng. Nên âm tinh rời Ly đến Khảm, thì dương khí rời Khảm đến Ly, điều này không cần phải nói! Lúc này, nếu không có chính lệnh của ta làm sáng tỏ đức, biết cái đang đến, ẩn cái đã có, thì khí sao có thể dưỡng thành hình mà khiến nó nhu thuận, tinh sao có thể dưỡng thành thần mà làm nó kiên cường? Nay đã lấy cái hình nhu thuận phối với cái thần kiên cường, kết hợp khéo léo ngưng thành thái cực mịt mờ. Tính tình mỗi thứ đều có được sự chân chính của mình, lực của ai có thể làm được vậy?
Ngu muội bàn rằng: Cửa vàng chỉ quẻ đoài, đoài tượng trưng cho cửa khuyết vàng trong càn, ngựa càn chạy qua cửa vàng tượng trưng cho các quẻ Trạch, Thiên, Quệ, lúc dương khí đã thịnh. Cung gốc chỉ quẻ Cấn, cấn tượng trưng cho việc nhờ khôn thổ mà đi qua cung mộc. Trâu khôn đi vào cung gốc tượng trưng cho các quẻ Sơn, Địa, Bác, lúc âm tinh đã thịnh; xá nữ chỉ trên quẻ Bác vốn có nhất âm, quay về nhà thì thành thần, kim ông chỉ tượng của quẻ Quệ. “Ai có thể lấy xá nữ gả cho kim ông” là điều mà Đan gia gọi là “lấy nửa cân phối cùng tám lạng”. Lấy tám hào dương trong bốn quẻ dương làm nửa cân, lấy tám hào âm trong bốn quẻ âm làm tám lạng, phối hợp thành bát quái, ví nó như một cân đủ. Người ta đương lúc âm dương cường tráng, nếu không thường xuyên lấy sự kính cẩn chân thành luyện tập chính niệm, đôn đốc lòng tin, cẩn thận giữ gìn, thì ai có thể thu lấy tâm tàng ẩn vào nơi kín đáo, để nhất dương trên quẻ Bác tự nhiên phối lên quẻ Quệ mà thành càn, tức lấy nhất âm trên quẻ Quệ đưa về quẻ Bác mà thành thần. Được như thế thì thể hoàn toàn có được sự nhu thuận của khôn để dưỡng khí, thần trở lại sự kiên cường hoàn toàn của càn để điều khiển hình. Từ đó tự khởi tự sinh, trở lại thành quẻ Cấn và quẻ Quệ, vận động biến hóa không ngừng. Điều này sẽ giảng rõ thêm trong phần ý nghĩa về khí lành trong phòng hoa chúc được trình bày ở chương dưới, sẽ nói rõ hơn. Để dạy đạo luyện đan bậc cao, các bậc tiền bối viết lại sách đều hàm chứa lý lẽ của “Dịch”, không nói về quẻ hào, chỉ căn cứ vào tình hình thực tế mà vạch ra, để tiện cho người học nhiều, học ít đều hiểu được. Nếu là người có học vấn cao, chớ ngại nhìn tượng quẻ, xem lời quẻ để thông hiểu ngay tới những chỗ giải thích sâu xa; nếu là người học vấn còn thấp, e rằng đọc kinh nghĩa lại thấy chướng mắt, chướng lòng. Cho nên chú thích sách này cũng nên chỉ ra vật có ở trên thân người để nói điều cốt yếu, còn lại mong người xem hiểu lấy. Không nên tìm hiểu dựa vào những cái tượng trưng, đây cũng là để tôn trọng ý nguyện từ bi phổ độ chúng sinh của thầy tôi! Chương này chỉ nói về hai hình ảnh “kim hộ (cửa vàng)” và “mộc cung (cung Mộc)” mà chú thì chưa chỉ rõ hết, e rằng còn để sót ý nghĩa làm người đọc hiểu sai lệch, nên lại lấy hai quẻ Quệ, Bác để chỉ rõ nghĩa lý, làm rõ rằng sự biến hóa qua lạí sẽ dẫn đến sự hình thành hai quẻ Cấu và Phục, như vậy có thể trừ đi cái hại của sự tràn trề và tránh phải hối hận vì cái dương quá cao, mong mọi người cùng suy ngẫm điều này.
Trên đây là chương mười, nối tiếp ý chương trên, điều cốt yếu để trở về tiên thiên đều dựa vào công phu tàng ẩn chính niệm thường ngày. Từ khi đan bắt đầu kết, thần khí ngày càng mạnh, dần dần có thể phân thai, nên tăng cường ý thức tàng thần dưỡng khí.

Hống thị Thanh Long tủy

Nội Đan, Ngoại Đan

Nữ đan hiệp tập

Cao Đài đại thụ

 Trở lại Mục Lục